Bài viết Tô Lan Phương thuộc chủ đề về Người thành đạt thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng Moviee tìm hiểu Tô Lan Phương trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem nội dung : “Tô Lan Phương”
Người ca sĩ hát trước các đoàn quân
Cô đã có một quyết định làm ngạc nhiên không ít người thời bấy giờ là xung phong vào công tác tại chiến trường miền Nam, theo yều cầu của Ban Tuyên huấn T.Ư Cục miền Nam. Đó chính là ca sĩ NSƯT Tô Lan Phương. Chị kể:
“… Thế là tôi đã có mặt ở nơi đây, bên dòng sông Vàm Cỏ Đông mùa trăng tỏ. Từ ngày còn là sinh viên Trường Âm nhạc Việt Nam, tôi đã nhiều lần đi hát phục vụ bộ đội ở các trận địa pháo cao xạ khi Mỹ ném bom Hà Nội; bài hát Vàm Cỏ Đông của nhạc sĩ Trương Quang Lục, phổ thơ Hoài Vũ đã làm cho tâm hồn tôi xao xuyến nghĩ về miền Nam, nghĩ về một dòng sông với cái tên giản dị đậm chất Nam Bộ: “Ở tận sông Hồng em có biết, quê hương anh cũng có dòng sông, anh mãi gọi với lòng tha thiết, Vàm Cỏ Đông ơi Vàm Cỏ Đông…”.
Tuổi trẻ mới lãng mạn làm sao và bước đường tham gia cách mạng ở miền Nam của người ca sĩ trẻ ấy xuất phát từ lòng yêu quê hương, từ một dòng sông nhỏ và dòng chảy của con sông nhỏ ấy, đã rèn giũa người con gái tuổi mười chín thửa ban đầu ở trong rừng còn sợ từng con kiến bù nhọt, từng đàn đom đóm lập lòe về đêm, trưởng thành trong khói lửa bom đạn của chiến tranh. Với thân gái dặm trường, vai ba lô cùng cây đàn rong ruổi khắp các chiến trường miền Đông và có những lúc băng rừng lội suối đi ròng rã suốt đêm tới sáng để đến với những đơn vị quân giải phóng trước giờ ra mặt trận đã yêu cầu được nghe Tô Lan Phương hát, đối với chị – ấy là niềm xúc động lớn lao bởi vì chiến tranh với sự ác liệt của nó, sự hy sinh mất mát là điều không tránh khỏi. Hôm nay nghe chị hát, ngày mai có những người không còn trở về để nghe chị hát nữa, cứ nghĩ như vậy người ca sĩ của núi rừng miền Đông đã hát không biết mỏi mệt, say sưa trong niềm xúc động trào dâng.
Sông Vàm Cỏ Đông phía đầu nguồn, mùa xuân năm 1967, nơi tập kết những đoàn quân giải phóng. Tết cũng sắp đến, rừng miền Đông vốn yên ắng êm đềm từ bao lâu nay được đánh thức bởi sự có mặt của những trung đoàn, sư đoàn chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào Sài Gòn.

Tô Lan Phương có nhiệm vụ trong chiến dịch X4 – với nhiệm vụ tải đạn và vũ khí cũng như tải gạo, thực phẩm, thuốc men ra tiền tuyến, những thùng đạn B40 nặng trĩu trên đôi vai mảnh mai, áo đẫm ướt mồ hôi hòa trong dòng người của chiến dịch; sau đó theo yêu cầu của chiến sĩ, chị lại hát, hát không mỏi mệt trên những gò mối, bên những vạt rừng được phát vội vàng, quanh đống lửa hồng được đốt lên khi màn đêm buông xuống. Giữa chị và chiến sĩ không có khoảng cách – đầm ấm chân tình và gần gũi, bởi vì chị là nghệ sĩ và cũng là chiến sĩ… Tiếng súng ở Sài Gòn đã vang dội ở khắp nơi, Tô Lan Phương lại vượt đồng “chó ngáp” ở Đồng Tháp Mười, ở đất thép Củ Chi cho đến Bình Dương để phục vụ. Trong thời điểm ấy, chị đã chứng kiến nhiều mất mát và đau thương của chiến tranh, về chủ nghĩa anh hùng cách mạng vì nền độc lập tự do của dân tộc, sự hy sinh anh dũng của những người đồng chí, đồng đội… Với những yếu tố đó đã hun đúc, trui rèn cho Tô Lan Phương một sức mạnh trưởng thành để vượt qua mọi khó khăn gian khổ ác liệt của bom đạn; vượt qua những trận sốt rét rừng dai dẳng mong cho tiếng hát của mình vang xa, vang mãi trong suốt một thời gian dài cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam. Năm Mậu Thân 1968, tên của chị vinh dự được một đại đội quân Giải phóng thuộc Sư đoàn 9, trước lúc lên đường tiến vào Sài gòn lấy làm tên đơn vị: “Đại đội Tô Lan Phương” và tiếng hát của người ca sĩ ấy đã theo cùng các anh trong từng trận đánh của mùa xuân lịch sử năm Mậu Thân 1968.
Trích từ một bài báo của Trần Mùi viết về Tô Lan Phương:
Năm 1967 một số anh chị em nghệ sĩ đang hoạt động tại miền Bắc nhận nhiệm vụ vào chiến trường Nam Bộ để bổ xung cho Đoàn Văn công Giải phóng. Chân ướt chân ráo vào tới chiến khu những hình ảnh đập ngay vào mắt chúng tôi là xác những chiếc xe tăng, xe thiết giáp bị hoả lực của các chiến sĩ Sư đoàn 9 cùng với lực lượng du kích các cơ quan thuộc Ban Tuyên huấn TW Cục bắn cháy nằm trơ trọi trên những con đường mòn nhỏ trong rừng. Ngoài trảng trống, xác những chiếc trực thăng cháy xém, vương vãi khắp nơi những hộp đạn to nhỏ, vỏ đồ hộp thức ăn của lính Mỹ cùng vô số những mảnh vỡ của đạn pháo, cây cỏ chung quanh cháy xém cả một vùng…những dấu tích của một trận đánh vô cùng khốc liệt như mới xẩy ra không lâu ở khu rừng này…Trận càn với mật danh Johnson City của Mỹ Ngụy (1966 – 1967) nhằm triệt phá, tiêu diệt cơ quan đầu não của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam VN đã bị thất bại. Chúng tôi đã chứng kiến chứng tích anh hùng của sư đoàn đầu tiên của Quân Giải phóng của Nam Bộ là như vậy… Trong những năm tháng sau đó, anh chị em nghệ sĩ chúng tôi có nhiều điều kiện để sát cánh bên những người chiến sĩ trẻ tuổi đến từ nhiều miền của Tổ Quốc nhưng đại đa số là những chiến sĩ người ở miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Những năm đầu từ ngày thành lập Sư đoàn, do còn nhiều khó khăn trong việc cung cấp quân trang quân phục, vì thế mỗi người ăn mặc một kiểu, người quần áo ka ki chính quy mũ cối, ba lô con cóc nghiêm chỉnh, còn lại hầu hết các chiến sĩ trang bị tự phát : áo quần màu đen bằng ni lông mỏng, mũ tai bèo, boòng nilon nhẹ (cho phù hợp với địa hình sông nước) như những du kích địa phương. Tác phong và phong cách đặc trưng Nam Bộ: Vui vẻ, phóng khoáng nhưng chiến đấu cực kỳ dũng mãnh đã làm cho kẻ thù phải run sợ mỗi khi nhắc tới sự có mặt của Công trường 9…
Chúng tôi đã hát cho các anh nghe trước và sau mỗi trận đánh, hát xong thì trò chuyện, cùng nhau nấu cơm, may vá áo quần hay tới các lán thương bệnh binh thăm hỏi động viên, tặng nhau những chiến lợi phẩm từ những chiếc hộp quẹt Zipo, cho tới mảnh khăn vải dù, cái bình toong, ca muỗng inox cho đến những chiếc lược bằng vỏ máy bay, chiếc đèn dầu do các anh làm vô cùng khéo léo. Tình cảm gắn bó, thân thiết giữa những người chiến sĩ với những nghệ sĩ như anh em trong một nhà. Có vô vàn những kỷ niệm đáng nhớ… những chuyến cùng nhau vác đạn ra tiền tuyến, cùng nhau hành quân ròng rã vất vả ra mặt trận, nhìn thấy những mất mát hy sinh anh dũng, hôm nay các anh nghe chúng tôi hát, ngày mai có anh đã xa lìa vĩnh viễn với tuổi xuân phơi phới…

Sư đoàn 9 mãi mãi là những kỷ niệm không bao giờ quên đối với nghệ sĩ Tô Lan Phương cô ca sĩ của Đoàn Văn công Giải phóng, tiếng hát của ngưòi ca sĩ này quá đỗi thân quen với từng cán bộ chiến sĩ cùa Sư đoàn 9 trong suốt thời kỳ chiến tranh ác liệt ở Nam Bộ. Và chị đã vinh dự được một Đại đội Quân Giải phóng thuộc Sư đoàn 9 đặt tên cho đại đội mình là “ Đại đội Tô Lan Phương “ trước giờ tấn công vào Sài Gòn năm Mậu Thân lịch sử.
P/S: Bài viết về ca sĩ NSUT Tô Lan Phương của Trần Mùi có lẽ chưa thể nói hết được về người nghệ sĩ -chiến sĩ tài danh của một thời đạn lửa này. Chỉ biết rằng sau 35 năm chiến tranh đã đi qua trong tâm tưởng những chàng trai trẻ đã từng để lại tuổi thanh xuân của mình trong những cánh rừng Trường Sơn của một thời đánh Mỹ vẫn ngân nga vang vọng mãi giọng ca bất hủ của chị.
Sau 35 năm đi qua, những nghệ sĩ cùng thời với Tô Lan Phương nhiều người đã được nhà nước phong tặng danh hiệu NSND. Riêng Tô Lan Phương vẫn chỉ là NSƯT. Có lẽ những người có trách nhiệm trong việc này đã quên mất giọng hát Tô Lan Phương rồi. Đã có nhiều bài báo viết về việc cần phải vinh danh danh hiệu NSND cho Tô Lan Phương.
Tuy nhiên, dù có như thế nào đi nữa thì với công chúng yêu dòng ca nhạc truyền thống cách mạng, nhất là với những người lính từng đi qua chiến tranh Tô Lan Phương đã là nghệ sỹ Nhân dân từ rất lâu rồi. Bởi chính từ những lời ca sáng trong của chị đã góp sức đưa bước chân của những người lính ra trận và giành lấy chiến thắng về cho đất nước.
Tô Lan Phương – Nghệ sĩ Chiến sĩ
Mặc dù chẳng ai phong thì chị cũng đã được mọi người yêu quý…và vẻ vang thay cho nghệ sĩ Tô lan Phương tên chị đã trở thành tên của một đại đội. Một nghệ sĩ cách mạng trở thành biểu tượng của những chiến sĩ trên chiến trường khốc liệt thời chống Mỹ mà không phải một nghệ sĩ nào cũng có được…
Quả thực từ lâu, Tô Lan Phương đã là một hình ảnh đẹp trong lòng tôi và những người bạn tôi.
Một câu hỏi luôn đặt ra trong tôi? Hết năm nọ đến năm kia sau mỗi lần công bố của Nhà nước: các danh hiệu NSUT – NSND sao không có chị???
Và rồi tôi lại cho rằng: Ca hát không còn là người bạn đường của chị do một lẽ gì đó rồi chị đi làm kinh doanh (vì quả thực thỉnh thoảng tôi mới gặp lại chị trên sóng truyền hình)
Nhưng rồi mọi băn khoăn của tôi được giải tỏa khi tờ báo An Ninh cuối tháng 2.2008 đăng bài của Bình Nguyên Trang: “Nghệ sĩ Ưu tú Tô Lan Phương – Ngọt ngào ký ức Ngậm ngùi một chút hôm nay”
Đọc bài báo, sao tôi thấy ngậm ngùi quá… và với tôi: Cái vô lý cứ đè nặng, một Tô Lan Phương cô gái Hà Thành xinh đẹp từ chối không đi du học nước ngoài (một ước mơ của bao bạn trẻ hồi đó) để vào chiến trường mang ca hát và lòng nhiệt thành phục vụ kháng chiến.
Tiếng hát của chị đã động viên và khích lệ, là tiếng kèn xung trận của bao chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam, của anh bộ đội Cụ Hồ, của nhiều chàng trai cô gái thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến… Chị đã cống hiến cả tuổi xuân cho chiến trường ác liệt và vẫn tiếp tục cống hiến cho đời bằng tất cả tâm sức của mình.
Nhưng sao chị lại thiệt thòi như vậy?
Tôi đã đặt ra nhiều câu hỏi, nhưng làm sao để trả lời?
Tôi lại đem chị so sánh với bao nghệ sĩ khác và thật sự tôi không thể tự mình giải thích cho mình khi sự vô lý, sự thiếu công bằng đối với chị cứ làm tôi day dứt… Chất giọng có, tài năng có, cống hiến có, nhan sắc có, quần chúng yêu mến có… Vậy thì chị thiếu cái gì để được phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân?
Tôi nghĩ chị cần được Tổ Quốc phong tặng một danh hiệu xứng đáng với những gì chị đã hiến dâng cho sự nghiệp cách mạng, một sự nghiệp cách mạng hào hùng của Đảng, của Bác Hồ trong đó có Tô Lan Phương đã từng như một huyền thoại.
Mặc dầu chẳng ai phong thì chị cũng đã được mọi người yêu kính và vẻ vang thay cho nghệ sĩ Tô Lan Phương đã trở thành tên của một đại đội, biểu tượng của một nghệ sĩ cách mạng – một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa khốc liệt thời chống Mỹ mà không phải nghệ sĩ nào cũng vinh dự có (ở đây như một nghịch lý: Cái chị có thì không mấy ai có – đại đội mang tên chị. Cái chị không có – nghệ sĩ nhân dân thì nhiều người có!
Tôi nghĩ con người vừa bản lĩnh xông pha nơi chiến trường, vừa mang bầu nhiệt huyết ca lên những bài ca đi cùng năm tháng đầy khích lệ động viên bao chiến sĩ lao vào cuộc chiến để đánh bại kẻ thù, cũng như công cuộc xây dựng thời bình: Với Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Tiếng đàn Ta Lư, Qua sông, Câu hát Bông sen, Tiếng hát giữa rừng Pắc bó, Bóng cây Kơ Nia… âm hưởng của những bài hát ấy vẫn vang trong tôi mỗi khi nghe chị hát và lạ lùng thay nhiều ca sĩ khác khi hát những bài hát này tôi lại nghĩ ngay đến chị với một nỗi niềm xúc động: Giá đây lại là Tô Lan Phương.
Trong bài báo của chị Bình Nguyên Trang có đoạn: …Anh Trần Mùi – chồng chị Phương nhớ lại:
“…Tôi nhớ có một lần tại rừng vùng Tây Ninh chỉ tích tắc nữa thôi là tôi và Phương đã vĩnh viễn không trở về nữa… Đó là một buổi trưa chúng tôi đi thăm các nghệ sĩ trong chiến khu. Đang lúc chuẩn bị ăn trưa thì máy bay B52 bất ngờ ập tới, chúng tôi chưa kịp định thần thì đã thấy cây cối quanh mình đổ rạp, cháy xém cùng những tiếng nổ lớn liên tiếp. Tôi nhảy vội xuống hầm nhưng Phương thì chậm hơn, tôi phải nhoài người kéo Phương xuống… khi hết bom chúng tôi ngoi lên được thì trước mắt mình với những cánh rừng tan nát, xác người và vật nằm ngổn ngang, chúng tôi bàng hoàng với khung cảnh ấy và ôm nhau khóc… ”
“Ơn trời, anh chị hãy còn sống”
Bom đạn kẻ thù không giết được họ cũng như lời ca tiếng hát của họ, nhưng rồi tôi lại nghĩ: “Nếu họ mãi mãi về cõi vĩnh hằng từ hôm đó, có lẽ ngày hôm nay mỗi lần nhắc đến họ chúng ta lại:
Tiếc quá, vô cùng tiếc nuối cho một cặp tài hoa đã bị bom đạn xâm lược Mỹ cướp đi cuộc sống đẹp đẽ của họ. Họ đã hiến dâng cả tuổi xuân cho độc lập và tự do của dân tộc. Tổ quốc mãi mãi ghi tên tạc tượng họ. Họ xứng đáng hơn tất cả…
Nhưng nay họ còn đó, sao ta nỡ quên họ, khắt khe với họ… và… đòi hỏi ở chị cái gì nữa?
Vùng Lộc Ninh cách đây 2 năm (2006) tôi và các em sinh viên của trường có đến đây trong một chiến dịch “Mùa hè xanh” do Thành đoàn Thanh niên Cộng sản HCM thành phố HCM phát động – chúng tôi đến đây với nhiệm vụ xây nhà tình nghĩa, sửa sang hệ thống giao thông nông thôn, dạy học và xoá mù chữ.
Chúng tôi đã được nghe ngưòi dân ở đây tự hào khi nói:
“Vùng đất ác liệt này trong những ngày khói lửa của cuộc chiến chống quân xâm lược Mỹ đã từng có đại đội mang tên nghệ sĩ Tô Lan Phương…”
Và tôi đã nói với các bạn trẻ rằng :
“Các bạn có biết Tô Lan Phương không? Người con gái Hà Thành xinh đẹp đã tự nguyện vào chiến trường bất chấp hiểm nguy để trực tiếp chiến đấu, trực tiếp đem lời ca động viên chiến sĩ góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang cho dân tộc. Có những người như vậy mới có Việt Nam sạch bóng quân thù, mới có Việt Nam của độc lập tự do hôm nay. Hãy sống xứng đáng với họ các bạn ạ! Các bạn biết không? Stalin đã từng nói:
“Những bài thơ của Erenbua có giá trị khích lệ như một sư đoàn đang xông ra mặt trận…
Tiếng hát Tô Lan Phương cũng vậy, là hồi kèn xung trận, là hừng hực khí thế cho quân ta tiêu diệt kẻ thù…”
Một lời sau cuối khi viết bài này: Đề nghị với tất cả thành viên trong Hội đồng xét chọn Danh hiệu NSUT, NSND hãy đừng nâng lên đặt xuống so bì mà hãy vì công chúng, hãy vì những đồng đội còn, mất của chị mà thể hiện lòng tri ân với Tô Lan Phương người nghệ sĩ thật sự xứng đáng với danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
Với những cảm nhận trên đây, cho phép tôi gửi tới gia đình nghệ sĩ Tô Lan Phương – Trần Mùi sự chia sẻ sâu sắc và sự tôn vinh thầm lặng của tôi và cũng như bao người yêu kính Anh Chị.
Cái xứng đáng nhất, cái đẹp đẽ nhất vẫn là hình ảnh anh chị được sống đẹp đẽ trong lòng công chúng yêu thương, mến mộ, biết ơn anh chị.
Hy vọng Tô Lan Phương là Nghệ sĩ Nhân dân trong tương lai gần.
Chị Phương ơi vang mãi khúc quân hành
Giữa hoà bình dẫu đôi chút lăn tăn
Vẫn say hát với nụ cười kiêu hãnh
Đêm chiến trận vẫn sao trời lấp lánh
Máu xương rơi chị chẳng tiếc thân mình
Máu nghệ sĩ lồng trong tim người lính
Quyện vào nhau thành sức mạnh Việt Nam…
Nguyễn Chiến – Trường Cao đẳng Xây dựng số 2 Quận Thủ Đức TP Hồ Chí Minh.
Ghi chú: Bài viết này đã đăng trên Nguyệt san Báo Đại Đoàn Kết tháng 11.2008
Nghĩ và nhớ

Chú thích ảnh trên báo:
Ảnh 1: Nhạc sĩ Trần Mùi cầm Violon bên trái nhạc sĩ Trần Mùi là nhạc sĩ Thanh Trúc
Ảnh 2: Nhạc sĩ Trần Mùi vác đồ lội qua thượng nguồn sông Vàm Cỏ đông
Một kỷ niệm đẹp

Chú thích ảnh trên báo:
Ảnh 1: Nghệ sĩ Tô Lan Phương đứng thứ 3 từ phải (ảnh) qua trái.
TOP
TOP
Các câu hỏi về nghệ sĩ Tô Lan Phương – Diễn viên hát là ai
Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê nghệ sĩ Tô Lan Phương – Diễn viên hát là ai hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết nghệ sĩ Tô Lan Phương – Diễn viên hát là ai ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết nghệ sĩ Tô Lan Phương – Diễn viên hát là ai Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết nghệ sĩ Tô Lan Phương – Diễn viên hát là ai rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!
Các Hình Ảnh Về nghệ sĩ Tô Lan Phương – Diễn viên hát là ai
Các hình ảnh về nghệ sĩ Tô Lan Phương – Diễn viên hát là ai đang được chúng mình Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư [email protected] Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé
Tìm thêm kiến thức về nghệ sĩ Tô Lan Phương – Diễn viên hát là ai tại WikiPedia
Bạn nên tìm thêm nội dung về nghệ sĩ Tô Lan Phương – Diễn viên hát là ai từ trang Wikipedia tiếng Việt.◄ Tham Gia Cộng Đồng Tại
💝 Nguồn Tin tại: Moviee.vn
💝 Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : https://moviee.vn/giai-tri/