Tiểu sử ca sĩ Duy Khánh – nam danh ca, nhạc sĩ người Việt Nam

Cập nhật ngày 03/08/2022 bởi Mỹ Chi

Bài viết Tiểu sử ca sĩ Duy Khánh – nam danh ca, nhạc sĩ người Việt Nam thuộc chủ đề về Người Của Công Chúng thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng Moviee tìm hiểu Tiểu sử ca sĩ Duy Khánh – nam danh ca, nhạc sĩ người Việt Nam trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem nội dung : “Tiểu sử ca sĩ Duy Khánh – nam danh ca, nhạc sĩ người Việt Nam”

Duy Khánh là một trong số các ca sĩ đóng góp rất nhiều năm tháng cho nền âm nhạc Việt Nam thời kỳ trước. Hãy cùng khám phá tiểu sử, cuộc đời sự nghiệp ca hát của ca sĩ Duy Khánh nhé.

Duy Khánh là ai?

Duy Khánh là ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng của thời kỳ đầu những năm 60.

tiểu sử Duy Khánh mới nhất
Duy Khánh là ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng

Duy Khánh tên gì?

Ông tên thật là Nguyễn Văn Diệp.

Duy Khánh có tên gọi nào khác không?

Ông còn có nghệ danh khác như: Tăng Hồng, Hoàng Thanh.

Duy Khánh sinh năm mấy?

Nam ca sĩ sinh năm 1936.

Duy Khánh mất năm bao nhiêu?

Duy Khánh mất ngày 12 tháng 2 năm 2003.

Tiểu sử ca sĩ Duy Khánh có sự nghiệp
Duy Khánh mất vào năm 2003, hưởng thọ 67 tuổi

Duy Khánh bao nhiêu tuổi?

Duy Khánh hưởng thọ được 67 năm.

Duy Khánh quê hương ở đâu?

Danh ca Duy Khánh sinh tại làng An Cư, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, Quảng Trị.

Duy Khánh cao bao nhiêu?

Đang cập nhật.

Duy Khánh có vợ chưa?

Ông kết hôn vào năm 1964, vợ Duy Khánh là một vũ công xinh đẹp gốc Hoa. Nhưng về sau đã ly dị.

Duy Khánh có con chưa?

Duy Khánh có 3 người con, 1 trai và 2 gái.

Tiểu sử ca sĩ Duy Khánh về gia đình
Duy Khánh có 3 người con

Duy Khánh có cuộc sống ra sao?

Danh ca Duy Khanh Nguyễn Văn Diệp sinh năm 1938 – mất năm 2003, ông sinh ra tại Triệu Phong, Quảng Trị. Những năm 1954, bắt đầu sự nghiệp là một ca sĩ, sau đó đến đầu thập niên 1960 ông mới chuyển sang viết nhạc. Nam ca sĩ là một người con chân chính của đất mẹ Quảng Trị, Việt Nam. Khi đã nổi tiếng, ông không hề chối bỏ nguồn gốc về quê hương của mình mà còn rất tự hào về nơi đây: “Tôi sinh ra giữa lòng miền Trung, miền Thùy Dương, ruộng hoang nước mặn đồng chua; thôn xóm tôi sống đời dân cày” (Tình Ca Quê Hương). Khi nói chuyện với các nhà báo hay truyền hình, dù là ở Việt Nam hay ở Hoa Kỳ ông đều sử dụng giọng Quảng Trị quê hương dù đã xa quê gần 50 năm dài. Chính nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã khẳng định trong ngày đưa tiễn ông về thế giới bên kia: “Trong giọng ca Duy Khánh, nghe âm hưởng tiếng trống cổ thành, tiếng thông reo trên đồi Vọng Cảnh”.

Xuyên suốt cuộc đời và sự nghiệp của Duy khánh đều gắn liền với nền tân âm nhạc miền Nam, ông đã sớm trở thành biểu tượng cho lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết một lòng chung thuỷ. Ông là niềm hãnh diện của những con người Quảng Trị dù ở thế hệ nào.

Duy Khánh là con út trong một gia đình giàu có ở làng An Cư, Triệu Phong (dòng dõi quân công Nguyễn Văn Tường, phụ chánh Đại thần có uy quyền lớn trong nhiều đời vua triều Nguyễn). Nền giáo dục của Duy Khánh ảnh hưởng nặng bởi Nho giáo và Phật giáo. Cha của ông là cụ Nguyễn Văn Triển, từng làm thầy giáo trước khi làm trưởng phòng hành chính chánh tỉnh Quảng Trị. Cụ Triển thường được gọi là ông Trợ Triển còn là hội trưởng hội Phật giáo tỉnh Quảng Trị, từng là dân biểu thời đệ nhị cộng hoà, rất có uy tín trong tỉnh. Mẹ của Duy Khánh là con gái cụ Thị Lang bộ Công Đỗ Văn Diêu, chánh quán làng Đâu Kênh, Triệu Phong, bà là một người phụ nữ rất mẫu mực nhưng rất nghiêm khắc. Gia đình ông gồm có 6 anh chị em: 3 trai và 3 gái. Hiện nay chỉ còn anh cả và chị lớn còn sống tại Pháp và Canada. 

Mọi Người Cũng Xem   Vĩnh biệt Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Thủy

Sau khi đỗ tiểu học, năm 1949, ông được cha mẹ cho vào Huế để học chương trình Trung học như các con nhà giàu quyền thế trong tỉnh khác. Vì lúc bấy giờ, tại Quảng trị chưa có trường dạy chương trình Trung học như bây giờ. Chính tại nơi này, Duy Khánh đã tìm ra được cho mình con đường tiến thân đúng với khả năng thiên phú.

Mùa hè năm 1952, trong đợt nghỉ hè, nam ca sĩ đã về Quảng Trị tổ chức ca nhạc hội tại chùa Tỉnh Hội. Anh diễn và hát bài “Nhớ Người Thương Binh” của nhạc sĩ Phạm Duy, trong đó có câu “Chàng về nay đã cụt tay”, danh ca Duy Khánh đã sửa lại thành “Chàng về nay đã cụt chân” và nhảy cò cò trên sân khấu. Khi đó, ông lấy biệt hiệu là Tăng Hồng, đã vào Sài Gòn tham gia các chương trình phụ diễn tân nhạc trong các rạp chiếu bóng. Anh kết hợp ăn ý khi hát song ca cùng nữ ca sĩ Tuyết Mai với những bài ca rất đậm tình quê hương.

Trong một chương trình phụ diễn tại rạp Thanh Bình, trên đường Phạm Ngũ Lão, cạnh chợ Hoà Bình, lần đầu tiên ông được tiếp xúc với nhạc sĩ Phạm Duy. Năm 1955, danh ca đã đoạt giải nhất tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á tại Huế nhờ bài hát “Trăng Thanh Bình”. Sự phản đối của gia đình không làm anh chùn bước. Duy Khánh chuyển hẳn vào Sài Gòn và bắt đầu hát trên nhiều sân khấu như đại nhạc hội, đài phát thanh, bắt đầu thu đĩa nhựa và hợp tác với đại ban của Hoàng Thi Thơ đi lưu diễn khắp nước. Bấy giờ, Duy Khánh là nam ca sĩ nổi tiếng nhất và được biết đến nhiều nhất.

Ca sĩ Anh Ngọc, Duy Trác cũng là một trong những nam ca sĩ nổi tiếng nhưng chỉ hát giới hạn cho các hãng thu băng, đài phát thanh với những bản nhạc tiền chiến rất chọn lọc, kén người nghe. Trong khi đó, anh lựa chọn nhạc có khuynh hướng dân ca và đạt được thành công vì dễ dàng hợp với thị hiếu của đa số hơn. Độ nổi tiếng tăng dần qua các bài hát: Tía Em Má Em, Vợ Chồng Quê, Ngày Trở Về, Nhớ Người Thương Binh, Tình Nghèo, Quê Nghèo, Về Miền Trung,…

Sau một lần anh đổi biệt danh thành Hoàng Thanh, cuối cùng anh đã chọn tên Duy Khánh. Cái tên này được lấy từ tên một người bạn rất thân của anh là Phạm Hữu Khánh (con trai cụ Phạm Tri, từng làm Phó Tỉnh trưởng Quảng Trị) đã không may tử nạn tại Pháp. Anh đã trân trọng nó và giữ cái tên này đến cuối đời của mình.

tiểu sử ca sĩ Duy Khánh được công chúng mến mộ
Ca Sĩ Duy Khánh được nhiều khán giả yêu mến

Duy Khánh có cuộc sống hôn nhân như thế nào?

Về cuộc sống hôn nhân, xung quanh ông luôn xuất hiện những phụ nữ xinh đẹp nhưng cuộc đời ông chỉ gắn bó với 3 người.

Mối tình đầu của ông là ca sĩ Tuyết Mai, người cùng hát song ca trong những năm đầu sự nghiệp. Bà Tuyết Mai sinh cho ông được hai người con nhưng cuộc hôn nhân này sớm chấm dứt vào khoảng năm 1960.

Năm 1964, Duy Khánh kết hôn lần hai với Âu Phùng, một vũ công xinh đẹp trong ban vũ Lưu Bình Hồng. Bà Âu Phùng vừa là một thiếu nữ người Hoa xinh đẹp, cao ráo lại rất chiều chồng. Hai người sống với nhau tại căn phố hai tầng trên đường Trần Quang Khải, Tân Định và có với nhau hai người con. Sau đó, gia đình Duy Khánh lại dọn về sống trong một căn nhà nhỏ ở đường Nguyễn Trãi.

Mọi Người Cũng Xem   NSND Lê Huân - Với những đóng góp cho nghệ thuật Múa - Hồ Thị Thùy Trang

Sau khi ly thân với Âu Phùng, Duy Khánh dọn về một căn nhà 3 phòng trên đường Trần Hưng Đạo, tại đây ông đã mở lớp nhạc Trường Sơn và hoạt động mạnh trong việc sản xuất băng đĩa nhạc.

tiểu sử ca sĩ trường vũ ca, nhạc sĩ
Danh ca Duy Khánh nổi tiếng với rất nhiều ca khúc

Duy Khánh có sự nghiệp như thế nào?

Sau khi đậu tiểu học năm 1949, ca sĩ Duy Khánh với tên thật là Nguyễn Văn Diệp, cũng như các con nhà giàu quyền thế trong tỉnh khác, ông đã được cha mẹ cho vào Huế theo học chương trình trung học. Chính tại cố đô trầm mặc này, Duy Khánh đã bắt đầu những bước đầu tiên trong sự nghiệp âm nhạc lừng danh của mình.

Duy Khánh, khi đó với nghệ danh là Tăng Hồng, đã tìm vào tận Sài Gòn tham gia các chương trình phụ diễn tân nhạc tại các rạp chiếu bóng. Ông thường hát song ca với nữ ca sĩ Tuyết Mai (người sau này trở thành bạn đời của ông) những bài ca rất đậm tình quê hương. Trong một chương trình phụ diễn tại rạp Thanh Bình ở đường Phạm Ngũ Lão, cạnh chợ Hòa Bình, Duy Khánh đã lần đầu được gặp nhạc sĩ Phạm Duy, một người mà ông rất ái mộ từ lâu.

Năm 1955, nam ca sĩ đã đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa của đài Pháp Á tại Huế qua bài hát “Trăng Thanh Bình” của nhạc sĩ Lam Phương.

Khi biết Duy Khánh có ý định theo đuổi nghiệp cầm ca thì gia đình vốn mang nặng ảnh hưởng Nho giáo đã ra sức phản đối. Mặc dù vậy, Duy Khánh vẫn chuyển hẳn vào sinh sống ở Sài Gòn, bắt đầu hát trên các sân khấu đại nhạc hội, đài phát thanh cũng như bắt đầu thu đĩa nhựa với nghệ danh Hoàng Thanh, và hợp tác với ban văn nghệ của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đi lưu diễn khắp nước.

Thời kỳ này ông là một trong số ít giọng ca nam nổi tiếng nhất của nền tân nhạc, bên cạnh Anh Ngọc và Duy Trác vốn chỉ hát nhạc tiền chiến trên đài phát thanh và thu dĩa nhựa. Trong khi đó, ông đã chọn loại nhạc có âm hưởng từ dân ca và đã rất thành công vì rất hợp với thị hiếu của đại đa số quần chúng khi đó. Với nghệ danh Hoàng Thanh, ông đã được đông đảo khán giả yêu thích với các nhạc phẩm Tía Em Má Em, Vợ Chồng Quê, Ngày Trở Về, Nhớ Người Thương Binh, Tình Nghèo, Quê Nghèo, Về Miền Trung,…

Ngay sau thời điểm đó, ông đã chuyển sang chọn nghệ danh Duy Khánh. Chữ “Duy” từ tên nhạc sĩ Phạm Duy, là người mà ông ái mộ, cũng là tác giả của rất nhiều nhạc phẩm mà Duy Khánh hát lúc đó. Chữ “Khánh” từ tên một người bạn rất thân là Phạm Hữu Khánh.

Đã sớm nhận thấy tài năng của Duy Khánh, nhạc sĩ Phạm Duy đã mời ông tham gia vào chương trình trên đài phát thanh của Sài Gòn cùng với Nhật Trường, Mai Trường, Trần Ngọc, Y Vân. Duy Khánh là giọng Ténor chính của ban nhạc nhờ tiếng hát trong sáng, mạnh, ngọt ngào và giàu sức ngân nga.

Ông có thể ngân dài đến 21 nhịp và chuyển từ thấp lên cao, vượt hai âm độ một cách nhẹ nhàng. Có lần ông trình bày bản “Vọng Ngày Xanh” của Khánh Băng, Duy Khánh đã ngân đoạn kết lâu đến nỗi khán giả vỗ tay tán thưởng đến lần thứ tư mà tiếng ngân của ông vẫn còn nhẹ nhàng, sau đó dần dần đi vào tan biến. Các nhạc sĩ như Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng, Nhật Ngân, Phạm Thế Mỹ,… cũng đã cho biết là chính nhờ giọng ca truyền cảm của Duy Khánh mà các nhạc phẩm của họ đến được gần hơn với khán giả hơn.

Năm 1965, nhạc sĩ Duy Khánh cùng với nữ danh ca Thái Thanh thu âm bản trường ca “Con Đường Cái Quan” của nhạc sĩ Phạm Duy. Sau đó cả hai người cùng hát trường ca Mẹ Việt Nam. Cho đến thời điểm bây giờ, hai bản trường ca này vẫn gắn liền với giọng hát của Thái Thanh, Duy Khánh.

Mọi Người Cũng Xem   GS Đặng Ngọc Long - người Việt Nam đầu tiên giành giải nhất guitar thế giới

Ngoài ra những người yêu nhạc trước 75 vẫn còn nhớ đến bản thu âm của danh ca Duy Khánh với trường ca “Hòn Vọng Phu” hồi đầu thập niên 1960. Giọng hát của ông đôi khi thì rộn ràng như tiếng trống trận đưa đoàn quân nườm nượp lên đường theo tiếng gọi của quê hương. Khi thì nhẹ nhàng, sâu lắng thấm đượm cảm xúc của người thiếu phụ bồng con đứng giữa trời mưa gió kiên nhẫn chờ đợi chồng về – đến nỗi hoá thành tượng đá. Khi thì nghẹn ngào tức tưởi hình ảnh người chinh phụ trở về, tưởng tìm lại được vợ con thương yêu, nhưng chỉ là tan vỡ trong tâm hồn khi nhìn thấy người vợ hoá đá của mình. Duy Khánh không chỉ hát mà còn diễn đạt hết tình cảm theo từng nội dung của bản nhạc khiến người nghe phải hoà điệu theo từng cảm xúc rất sống động của lời ca và chất giọng ngọt ngào của ông.

tiểu sử ca sĩ Duy Khánh với nhiều ca khúc hay
Duy Khánh với giọng ca ngọt ngào, sâu lắng

Duy Khánh có những sáng tác nào?

Ai ra xứ Huế, Ngày tháng đợi chờ, Nén yêu thương, Thương về miền Trung, Giã từ Đà Lạt, Xin anh giữ trọn tình quê, Mưa bay trong đời, Lối về đất mẹ, Tình ca quê hương, Biết trả lời sao, Bao giờ em quên, Anh lên rừng núi cao nguyên, Đêm bơ vơ, Huế đẹp Huế thơ Đêm nao trăng sáng, Hoài ca, Mừng anh chiến sĩ, Mưa bay trong đời,…

Băng nhạc, CD:

* Trường Sơn 1: Hát giữa quê hương (1969).

* Trường Sơn 2: Quê hương và tuổi trẻ (1970 hay 1971).

* Trường Sơn 3: Người tình và quê hương (1971).

* Trường Sơn 4: Ca khúc thịnh hành (1971).

* Trường Sơn 5: Tình trong khói lửa.

* Trường Sơn 6: Quê hương và tuổi loạn (1972).

* Trường Sơn 7: Quê hương, mùa trăng, mùa thu (1972).

* Trường Sơn 8:

* Cỏ May 1.

* Cỏ May 2.

* Cỏ may Xuân 1973.

* Trường Sơn Nhạc tuyển.

* Tiếng hát DUY KHÁNH 1, 2, 3.

* Trường Sơn Duy Khánh 1: Quê hương ta (1990).

* Trường Sơn Duy Khánh 2: Tình đời, Tình bạn, Tình yêu (1990).

* Trường Sơn Duy Khánh 3: Lính và đời lính (1990).

* Trường Sơn Duy Khánh 4: Xa nguồn yêu thương.

* Trường Sơn Duy Khánh 5: Sớm muộn tôi cũng về (1991).

* Trường Sơn Duy Khánh 6: Không chủ đề 1 (1991).

* Trường Sơn Duy Khánh 7: Mẹ trong lòng người đi (1991).

* Trường Sơn Duy Khánh 8: Vườn dâu xanh (1991).

* Trường Sơn Duy Khánh 9: Những chiều không có em (1991).

* Trường Sơn Duy Khánh 10: Những mảnh tình quê (1992).

* Trường Sơn Duy Khánh 11: Lời đầu năm cho con (1992).

tiểu sử ca sĩ Duy Khánh nam ca sĩ nhạc vàng
Duy Khánh – một danh ca nhạc vàng

Đó là những thông tin về Duy Khánh – một danh ca nhạc vàng trong lòng biết bao nhiêu công chúng đã yêu thương và mến mộ. Cảm ơn các bạn quan tâm và theo dõi.



Các câu hỏi về nhạc sĩ Duy Khánh (1936–2003) là ai


Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê nhạc sĩ Duy Khánh (1936–2003) là ai hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết nhạc sĩ Duy Khánh (1936–2003) là ai ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết nhạc sĩ Duy Khánh (1936–2003) là ai Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết nhạc sĩ Duy Khánh (1936–2003) là ai rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!

Các Hình Ảnh Về nhạc sĩ Duy Khánh (1936–2003) là ai


Các hình ảnh về nhạc sĩ Duy Khánh (1936–2003) là ai đang được chúng mình Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư [email protected] Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé

Tra cứu dữ liệu, về nhạc sĩ Duy Khánh (1936–2003) là ai tại WikiPedia

Bạn hãy xem thêm nội dung chi tiết về nhạc sĩ Duy Khánh (1936–2003) là ai từ web Wikipedia.◄ Tham Gia Cộng Đồng Tại

???? Nguồn Tin tại: Moviee.vn

???? Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : https://moviee.vn/giai-tri/

Related Posts

About The Author

Add Comment