Cập nhật ngày 02/08/2022 bởi Mỹ Chi
Bài viết NHẠC SĨ VIỆT NAM – TRẦN VĂN KHÊ & TRẦN QUANG HẢI thuộc chủ đề về Người thành đạt thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng Moviee.vn tìm hiểu NHẠC SĨ VIỆT NAM – TRẦN VĂN KHÊ & TRẦN QUANG HẢI trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem chủ đề về : “NHẠC SĨ VIỆT NAM – TRẦN VĂN KHÊ & TRẦN QUANG HẢI”Danh sách nhạc sĩ tân nhạc Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới điều hướngBước tới tìm kiếm
![]() | Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. |
![]() | Độ chính xác của bài viết này đang bị tranh chấp. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Xin giúp đỡ kiểm chứng rằng các tuyên bố tranh chấp có nguồn đáng tin cậy. |
Dưới đây là danh sách các nhạc sĩ Tân nhạc Việt Nam. Lưu ý, một số nhạc sĩ có niên đại sáng tác qua nhiều thời kì khác nhau với nhiều dòng nhạc khác nhau nên có thể được nêu nhiều lần trong nhiều giai đoạn.
Nhạc sĩ Nhạc tiền chiến
Bài chi tiết: Danh sách nhạc sĩ nhạc tiền chiến Việt Nam
A
- Anh Hoa (sinh năm 1925)
- Anh Việt (1927 – 2008)
B
C
- Canh Thân (1920 – 1970)[1]
- Cung Tiến (sinh năm 1938)[2][3]
- Chung Quân (1936 – 1988)
- Châu Kỳ (1923-2008)[4]
D
- Dương Thiệu Tước (1915 – 1995)[5]
- Doãn Mẫn (1919 – 2007)
- Đan Thọ (sinh năm 1924)
- Đan Trường (1919 – 2011)
- Đoàn Chuẩn (1924 – 2001)
- Đỗ Nhuận (1922 – 1991)
- Đức Quỳnh (1922 – 1994)
H
- Hiếu Nghĩa (1927 – 1978)
- Hoàng Dương (1933 – 2017)
- Hoàng Giác (1924 – 2017)
- Hoàng Quý (1920 – 1946)
- Hoàng Trọng (1922 – 1998)
- Hoàng Thi Thơ (1929 – 2001)
- Huyền Linh (1927-2000)
- Hùng Lân (1922 – 1986)
L
- La Hối (1920 – 1945)
- Lam Minh (?)
- Lam Phương (1937 – 2020)
- Lâm Tuyền (1924 – 1997)
- Lê Bình (?)
- Lê Hữu Mục (1925-2017)
- Lê Thương (1914 – 1996)
- Lê Trạch Lưu (1936 – 2015)
- Lê Quang Nhạc (1923 – 1965)
- Lê Mộng Nguyên (sinh năm 1930)
- Lê Trực (1928 – 1967)
- Lê Trọng Nguyễn (1926 – 2004)
- Lê Yên (1917 – 1998)
- Lưu Bách Thụ (1914 – 1979)
M
- Mạnh Bích (1929 – 2006)
- Minh Kỳ (1930 – 1975)[6]
- Mạnh Phát (1929 – 1973)
N
- Ngọc Bích (1924 – 2001
- Nguyễn Đình Phúc
- Nguyễn Mỹ Ca (1917 – 1946)
- Nguyễn Văn Khánh (1922 – 1976)
- Nguyễn Văn Thương (1919-2002)
- Nguyễn Hiền (1927 – 2005)
- Nguyễn Xuân Khoát (1910 – 1993)
- Nhật Bằng (1930 – 2004)
- Nguyễn Túc (1923 – 2009)
- Nguyễn Văn Tý (1925 – 2019)
- Nhị Hà (1935 – 1988)
P
- Phạm Duy (1921 – 2013)
- Phạm Duy Nhượng (1919 – 1967)
- Phạm Đình Chương (1929 – 1991)
- Phan Huỳnh Điểu (1924 – 2015)
- Phó Quốc Lân (1933 – 2012)
- Phó Quốc Thăng (sinh năm 1929)
T
- Thẩm Oánh (1916 – 1996)
- Thu Hồ (1919 – 2000)
- Tô Hải (1927 – 2018)
- Tô Vũ (1923 – 2014)
- Trần Hoàn (1928 – 2003)
- Trọng Khương (? – 1977)
- Tuấn Khanh (sinh năm 1933)
- Trịnh Văn Ngân (1918 – 2011)
- Trịnh Hưng (1930 – 2008)
- Từ Vũ (sinh năm 1932)
- Trần Văn Nhơn (1912 – 1972)
- Tu My
U
- Ưng Lang (1919 – 2009)
V
- Văn An (?)
- Văn Cao (1923 – 1995)
- Văn Chung (1914 – 1984)
- Văn Giảng (1924 – 2013)
- Văn Ký (1928 – 2020)
- Văn Phụng (1930 – 1999)
- Văn Thủy
- Vũ Minh (? – 1995)
- Vũ Hòa Thanh
- Vũ Nhân
- Vũ Thành (1926 – 1987)
X
- Xuân Lôi (1917 – 2006)
- Xuân Tiên (sinh năm 1921)
Nhạc sĩ Nhạc đỏ
An Chung (1931-1982) | Đường cày đảm đang, Tôi người lái xe, Trăng sáng đôi miền,… |
An Thuyên (1949-2015) | Thơ tình của núi, Mẹ Việt Nam anh hùng,… |
Ánh Dương (1935) | Chào em cô gái Lam Hồng |
Bảo Chung (1942) | Gặp nhau trong rừng mơ |
Bùi Đức Hạnh (1931) | Tình ca Tây Bắc |
Ca Lê Thuần (1938-2017) | |
Cao Việt Bách (1940) | Tiếng hát từ thành phố mang tên Người, Cung đàn đất nước… |
Cát Vận (1940) | Đi dọc Việt Nam |
Chu Minh (1931) | Người là niềm tin tất thắng, Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam! |
Dân Huyền (1938) | |
Diệp Minh Tuyền (1941 – 1997) | Hát mãi khúc quân hành,… |
Doãn Nho (1933) | Tiến bước dưới quân kỳ, Người con gái sông La, Chiếc khăn Piêu… |
Doãn Quang Khải | |
Dương Minh Viên (1925) | Du Kích Ba Tơ, Em Đi Mẫu Giáo, Khúc Hát Trà Bồng, 19-05 Em Viếng Lăng Bác,… |
Đắc Nhẫn (1923-89) | |
Đinh Nhu (1910 – 1945) | Cùng nhau đi Hồng Binh (1930) |
Đỗ Đôn Truyền (1934) | |
Đỗ Minh (1926) | Chào mừng Đảng Cộng sản Việt Nam |
Đỗ Nhuận (1922 – 1991) | Du kích sông Thao, Áo mùa đông, Việt Nam quê hương tôi, Quê ta từ đất dấy lên, Trên đồi Him lam, Chiến thắng Điện Biên, Hành quân xa, Nhớ chiến khu, Côn Đảo, Chiều tù… |
Đoàn Bổng (1943) | Câu hát gọi xuân về, Dòng sông quê anh, dòng sông quê em, Khúc hát bên sông, Mẹ tôi,… |
Đoàn Nhương | Trên những tuyến đường quan họ |
Đức Miêng (1952) | Chiều biên giới, Gửi về quan họ |
Đức Minh (1941) | Trên biển quê hương, Em là hoa pơ-lang |
Hà Chương | Con xin ở lại nơi này |
Hàn Ngọc Bích (1940-2015) | Đưa cơm cho mẹ đi cày, Tiếng chim trong vườn Bác, Buồm trắng buồm nâu,… |
Hình Phước Long (1950) | |
Hồ Bắc (1930) | Ca ngợi Tổ quốc, Dáng đứng Việt Nam, Bến cảng quê hương tôi, Sài Gòn quật khởi,… |
Hoàng Dương (1933-2017) | Hướng về Hà Nội, Tiếng hát anh tìm em |
Hoàng Hà (1929-2013) | Đất nước trọn niềm vui, Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn, Cùng hành quân giữa mùa xuân |
Hoàng Hiệp (1931-2013) | Chút thơ tình của người lính biển, Cô gái vót chông, Câu hò bên bờ Hiền Lương, Lá đỏ, Đất mũi Cà Mau, Em vẫn đợi anh về, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây… |
Hoàng Sông Hương (1942) | Tình ta biển bạc đồng xanh |
Hoàng Vân (1930-2018) | Hò kéo pháo, Hà Nội – Huế – Sài Gòn, Quảng Bình quê ta ơi, Tôi là người thợ lò, Bài ca giao thông vận tải, Hai chị em, Nổi trống lên rừng núi ơi, Chào anh giải phóng quân-Chào mùa xuân đại thắng, Người chiến sĩ ấy, Bài ca xây dựng, Tình ca Tây Nguyên, Hát về cây lúa hôm nay, Đường lên đỉnh núi Olympia, Mùa hoa phượng nở, Em yêu trường em… |
Hoàng Việt (1928–1967) | Lá xanh, Lên ngàn, Nhạc rừng, Đêm mưa dầm, Tình ca |
Hồng Đăng (1936) | Biển hát chiều nay |
Huy Cường (1936) | Cô gái nuôi quân trên dải Trường Sơn, Rừng xanh yêu thương |
Huy Du (1926-2007) | Anh vẫn hành quân, Cùng anh tiến quân trên đường dài, Đường chúng ta đi,… |
Huy Thục (1935) | Tiếng hát trên đường quê hương, Người con gái Pa Kô, Tiếng đàn Ta Lư,… |
Huỳnh Thơ (1936) | Những cô gái đồng bằng sông Cửu Long |
La Hữu Vang (1935-2007) | Những con đường quê ta đó, Tổ quốc ơi ta đã nghe, Không ai ngăn nổi lời ca… |
La Thăng (Nguyễn Văn Ngọ) (1930) | |
Lệ Giang | Đất nước tình yêu,… |
Lê Lôi (1920-1999) | |
Lê Việt Hòa (1935-2014) | Gửi sông La, Gửi em chiếc nón bài thơ… |
Lê Yên (1917 – 1998) | Bộ đội về làng |
Lư Nhất Vũ (1936) | Khúc hát người đi khai hoang, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn,… |
Lương Ngọc Trác (1928-2013) | Lô giang |
Lưu Bách Thụ (1914-79) | |
Lưu Hữu Phước (1921-89) | Hồn tử sĩ, Lên đàng, Tiếng gọi thanh niên, Tình Bác sáng đời ta, Tiến về Sài Gòn, Giải phóng miền Nam, Hội nghị Diên Hồng |
Minh Quang (1951) | Hoa sim biên giới, Sông Lô chiều cuối năm |
Minh Quốc | Tình đồng chí |
Ngô Huỳnh (1931-1993) | |
Ngô Quốc Tính (1943) | Trên công trường rộn tiếng ca |
Nguyên Nhung (1933–2009) | Bài ca bên cánh võng, Cô dân quân làng Đỏ, Từ trên đỉnh núi |
Nguyễn Chí Vũ | Dáng đứng Việt Nam |
Nguyễn Cường (1943) | |
Nguyễn Đình Bảng (1942) | Thời hoa đỏ, Du thuyền trên sông Lam |
Nguyễn Đình Thi (1924–2003) | Người Hà Nội, Diệt phát xít |
Nguyễn Đồng Nai (1935) | Người sống mãi trong lòng miền Nam |
Nguyễn Đức Toàn (1929 – 2016) | Chiều trên bến cảng, Tình em biển cả, Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Đảng là lẽ sống của tôi, Mời anh đến thăm quê tôi, Quê em miền trung du… |
Nguyễn Hữu Trí (1917–1979) | Tiểu đoàn 307 |
Nguyễn Nam (1952-2011) | |
Nguyễn Tài Tuệ (1936) | Xa khơi, Tiếng hát giữa rừng Pác Bó |
Nguyễn Thanh Phúc (1933-2020) | Người Mèo ơn Đảng, Hà Giang quê tôi, |
Nguyễn Thành (1931) | Qua miền Tây Bắc |
Nguyễn Văn Hiên | Hành trình tuổi 20 |
Nguyễn Văn Thương (1919-2002) | Bình Trị Thiên khói lửa, Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ, Bài ca của núi, Đêm đông, Trên sông Hương |
Nguyễn Văn Tý (1925 – 2019) | Mẹ yêu con, Bài ca phụ nữ Việt Nam, Dáng đứng Bến Tre, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Tiễn anh lên đường, Em đi làm tín dụng, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh |
Nguyễn Xuân Khoát (1910–1993) | Tiếng chuông nhà thờ |
Nguyễn Xuân Tân (1942) | Dậy mà đi |
Nhật Lai (1931-87) | Chim Pongkle, Hà Tây quê lụa |
Phạm Duy (1921-2013) | Bà mẹ Gio Linh, Dân ca thương binh, Đường ra biên ải, Đoàn quân văn hóa, Nhớ người ra đi, Lập chiến công, Rèn cán chỉnh quân, Thanh niên quyết tiến, Tiếng hát Sông Lô, Bông Lau rừng xanh pha máu, Thanh niên ca, Người lính bên tê, Thiếu sinh quân, Về miền Trung, Nhạc tuổi xanh, Đường Lạng Sơn, Quân y ca, Xuất quân, Dân quân du kích, Dặn dò, Việt Bắc, Nương chiều, Bao giờ anh lấy được đồn Tây, Áo anh sứt chỉ đường tà |
Phạm Minh Tuấn (1942) | Qua sông, Đường tàu mùa xuân, Khát vọng, Bài ca không quên, Đất nước, Dấu chân phía trước, Mùa xuân từ những giếng dầu,… |
Phạm Trọng Cầu | Mùa thu không trở lại, Cho con,… |
Phạm Tuyên (1930) | Như có Bác trong ngày vui đại thắng, Đảng đã cho ta mùa xuân, Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng, Bám biển quê hương, Hành khúc Đội Thiếu niên Tiền phong,… |
Phan Huỳnh Điểu (1924-2015) | Đoàn Vệ quốc quân, Bóng cây Kơ-nia, Đêm nay anh ở đâu, Cuộc đời vẫn đẹp sao, Thuyền và biển, Những ánh sao đêm, Hành khúc ngày và đêm, Sợi nhớ sợi thương, Tình trong lá thiếp… |
Phan Lạc Hoa (1947-1982) | Tàu anh qua núi, Tình yêu bên dòng sông quan họ |
Phan Nhân (1930-2015) | Hà Nội niềm tin và hy vọng, Cây đàn ghi-ta của Victor Hara, Tình ca đất nước, Tiếng hát gửi dòng sông quê hương,… |
Phan Thanh Nam (1930) | |
Phong Nhã (1924-2020) | Lê Văn Tám,… |
Phương Nam (-1990) | Rừng xanh vang tiếng Ta Lư |
Tân Huyền (1931-2008) | Tiếng hò trên đất Nghệ An |
Thái Cơ (1934) | Rặng trâm bầu, Qua bến Đò Quan |
Thái Quý (1936) | |
Thế Dương (1930) | Lướt sóng ra khơi |
Thế Hiển (1955) | Hát về anh, Nhánh lan rừng |
Thế Song (1933-2018) | |
Thuận Yến (1932-2014) | Con gái mẹ đã thành chiến sĩ, Bác Hồ một tình yêu bao la, Miền Trung nhớ Bác, Đi trong hương tràm, Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc, Mỗi bước ta đi, Em đang ở đâu, Người về thăm quê… |
Tố Hải (1937) | Sông Đắc Krông mùa xuân về,… |
Tôn Thất Lập (1942) | |
Trần Chung (1927-2002) | Về thăm mẹ, Chiều biên giới |
Trần Hoàn (1928-2003) | Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, Lời ru trên nương, Lời người ra đi, Giận mà thương, Mời anh về Hà Tĩnh… |
Trần Kiết Tường (1924-1999) | Bài ca chiến thắng, Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người, Mimosa |
Trần Long Ẩn (1943) | Một đời người một rừng cây, Tình đất đỏ miền Đông,… |
Trần Mạnh Hùng (1973) | Gió lộng bốn phương |
Trần Tiến (1947) | Giai điệu Tổ quốc, Vết chân tròn trên cát, Tiếng trống Paranưng… |
Trần Việt Bính (1934) | Dòng sông, Hạt gạo làng ta… |
Trịnh Công Sơn (1939-2001) | Huyền thoại Mẹ |
Trịnh Quý (1933-73) | Trước ngày hội bắn |
Trọng Bằng (1931) | Bão nổi lên rồi, Vang mãi bản tình ca |
Trọng Loan (1923-2011) | Lời ca dâng Bác |
Trương Quang Lục (1933) | Hoa sen Tháp Mười, Vàm Cỏ Đông |
Trương Quốc Khánh (1947-1999) | Tự nguyện |
Trương Tuyết Mai (1944) | Huế tình yêu của tôi |
Văn An (1929–2011) | Đôi dép Bác Hồ, Ấm tình quê Bác,… |
Văn Cao (1923 –1995) | Tiến quân ca, Trường ca sông Lô, Tiến về Hà Nội, Làng tôi, Ngày mùa… |
Văn Dung (1936) | Những bông hoa trong vườn Bác; Bài Ca Đường Chín Chiến Thắng; Đường Trường Sơn xe anh qua;Hành khúc Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh v…v… |
Văn Ký (1928 – 2020) | Bai ca hi vọng |
Văn Thành Nho (1949) | Đất nước lời ru |
Vĩnh An (1929) | Hát về miền quê mới, Cây lúa non như con của mẹ, Nắng ấm quê hương,… |
Võ Văn Di (1933-2005) | Bài ca thống nhất… |
Vũ Hoàng (1956) | |
Vũ Thanh ((1933 – 1997) | |
Vũ Trọng Hối (1926-85) | Bước chân trên dải Trường Sơn,… |
Xuân Giao (1932-2014) | Cô gái mở đường, Chào sông Mã anh hùng, Giữ biển trời Quảng Bình Vĩnh Linh,… |
Xuân Hồng (1928-96) | Xuân chiến khu, Đôi mắt, Mùa xuân bên cửa sổ… |
Xuân Oanh (1923-2010) | Quê hương anh bộ đội,… |
Nhạc sĩ Tình khúc 1954 – 1975
Tên | Tác phẩm phổ thông |
---|---|
Anh Bằng (1926-2015) | Hoa học trò, Khúc thụy du, Nỗi lòng người đi |
Anh Linh (1935) | Niềm tin |
Duy Quang (1952 – 2012) | Kiếp đam mê |
Hồ Kym Thanh (1925 – 2006) | Hương Bình lưu luyến |
Hồng Duyệt (? – 1976) | Đường chiều |
Hoàng Lang (1930 – 2004) | Tơ lòng nghệ sĩ, Dạ khúc hoài cảm |
Hoàng Nguyên (1930 – 1973) | Bài tango cho riêng em, Cho người tình lỡ |
Huỳnh Anh (1932 – 2013) | Kiếp cầm ca, Thuở ấy có em |
Hoàng Vân | Nhớ, Tâm tình người thủy thủ, Tạm biệt mùa hè, Mối tình đầu (nhạc chủ đề phim cùng tên) |
Khánh Băng (1935 – 2005) | Có nhớ đêm nào, Nếu một ngày, Sầu đông, Tiếng mưa rơi, Tìm ánh sao rơi, Vọng ngày xanh |
Lam Phương (1937 – 2020) | Bài tango cho em, Cỏ úa, Chờ người |
Lê Hoàng Long (1930) | Gợi giấc mơ xưa |
Lê Hựu Hà (1946 – 2003) | Hãy yêu như chưa yêu lần nào, Huyền thoại người con gái, Tôi muốn, Vào hạ |
Lê Uyên Phương (1941 – 1999) | Cho lần cuối, Hãy ngồi xuống đây, Tình khúc cho em, Trên da tình yêu, Vũng lầy của chúng ta |
Ngô Thụy Miên (1948-) | Áo lụa Hà Đông, Bài tình ca cho em, Bản tình cuối, Chiều nay không có em, Dấu tình sầu, Giáng Ngọc, Giọt nắng hồng, Giọt nước mắt ngà, Mắt biếc, Mùa thu cho em, Niệm khúc cuối, Paris có gì lạ không em?, Riêng một góc trời, Tình khúc buồn, Tình khúc tháng sáu, Từ giọng hát em, Thu khóc trên ngàn |
Nguyễn Ánh 9 (1940 – 2016) | Ai đưa em về, Buồn ơi chào mi, Cơ đơn, Không, Lối về, Một phương trời nhớ, Tiếng hát lạc loài, Tình khúc chiều mưa, Tình yêu đến trong giã từ |
Nguyễn Hiền (1927 – 2005) | Anh cho em mùa xuân, Hồ than thở |
Nguyễn Hữu Thiết (1928 – 2002) | Ai đi ngoài sương gió |
Nguyễn Trung Cang (1947 – 1985) | Bâng khuâng chiều nội trú, Bước tình nồng, Còn yêu em mãi, Giấc mơ qua, Ngày nắng lên, Thương nhau ngày mưa, Xin một bóng mát bên đường |
Phạm Duy (1921 – 2013) | Ngày đó chúng mình, Thương tình ca, Ngày xưa Hoàng Thị, Giết người trong mộng, Đừng xa nhau, Tìm nhau, Còn gì nữa đâu, Nha Trang ngày về, Cỏ hồng, Tình hờ, Tình ca mùa thu, Mùa thu chết, Nước mắt mùa thu, Thà như giọt mưa, Em hiền như Ma-soeur, Hai năm tình lận đận, Chỉ chừng đó thôi, Hẹn hò, Đường em đi, Trả lại em yêu… |
Phạm Đình Chương (1929 – 1991) | Đợi chờ, Nửa hồn thương đau, Xóm đêm |
Phạm Trọng Cầu (1935 – 1988) | Mùa thu không trở lại |
Quốc Dũng (1951-) | Em đã thấy mùa xuân chưa, Hoang vắng, Mai, Thoát ly |
Tùng Giang (1940 – 2009) | Anh đã quên mùa thu, Biết đến thuở nào, Tôi với trời bơ vơ |
Từ Công Phụng (1942) | Bây giờ tháng mấy, Kiếp giã tràng, Mắt lệ cho nàng, Mùa thu mây ngàn, Tuổi xa người |
Thanh Bình (1932 – 2014) | Tình lỡ |
Thanh Trang (1942) | Duyên thề, Tình khúc mùa đông (Tiếc thu) |
Trầm Tử Thiêng | Cơn mưa hạ, Đời không như là mơ, Hối tiếc, Mười năm yêu em, Tưởng niệm |
Trần Quảng Nam (1955) | Mười năm tình cũ |
Trần Thiện Thanh (1942 – 2005) | Bảy ngày đợi mong, Khi người yêu tôi khóc, Mùa đông của anh, Người xa người, Tình có như không, Tình đầu tình cuối |
Trịnh Công Sơn (1939 – 2001) | Hạ trắng, Diễm xưa, Tình sầu, Tình xa, Tình nhớ, Nắng thủy tinh, Gọi tên bốn mùa, Tuổi đá buồn… |
Trường Sa (sinh năm 1940) | Mùa thu trong mưa, Rồi mai tôi đưa em, Xin còn gọi tên nhau |
Văn Phụng (1930 – 1999) | Mưa, Tôi đi giữa hoàng hôn, Trăng sơn cước, Giấc mộng viễn du, Tình, Yêu, Yêu và mơ |
Văn Trí (1940 – 2020) | Hoài thu, Tình yêu và huyền thoại |
Vũ Đức Sao Biển (1947 – 2020) | Thu hát cho người |
Vũ Thành An (sinh năm 1943) | Bài không tên, Tình khúc thứ nhất, Đêm say, Em đến hăm anh đêm 30, Lời tình buồn, Trong tay nhau |
Y Vân (1933 – 1992) | Lòng mẹ, Những bước chân âm thầm, Sài Gòn, Xa vắng… |
Nhạc sĩ Nhạc vàng
Mục lục:
- Đầu
- 0–9
- A
- Ă
- Â
- B
- C
- D
- Đ
- E
- F
- G
- H
- I
- J
- K
- L
- M
- N
- O
- P
- Q
- R
- S
- T
- U
- Ư
- V
- W
- X
- Y
- Z
A
- Anh Bằng (1926–2015)
- Anh Sơn (?)
- Anh Thy (1943–1973)
- Anh Việt Thanh (1936–2015)
- Anh Việt Thu (1939–1975)
B
- Bảo Thu (sinh năm 1944)
- Bắc Sơn (1931–2005)
- Bảo Tố (sinh năm 1944)
- Bằng Giang (sinh năm 1939)
C
- Châu Kỳ (1923–2008)
D
- Diên An (sinh năm 1934)
- Duy Khánh (1936–2003)
- Dương Thiệu Tước (1915–1995)
- Dzũng Chinh (1941–1969)
- Dzoãn Bình (sinh năm 1946)
- Đài Phương Trang (sinh năm 1940)
- Đinh Miên Vũ (1942–2010)
- Đinh Việt Lang (1939 – 1997)
- Đỗ Kim Bảng (sinh năm 1932)
- Đỗ Lễ (1941–1997)
G
- Giao Tiên (sinh năm 1941)
H
- Hà Phương (sinh năm 1938)
- Hàn Châu (sinh năm 1947)
- Hoài An (1929–2012)
- Hoài Linh (1920–1995)
- Hoài Nam (1942–?)
- Hiếu Nghĩa (?)
- Hoàng Nguyên (1930–1973)
- Hoàng Phương (1943–2002)
- Hoàng Thi Thơ (1929–2001)
- Hoàng Trang (1938–2011)
- Hoàng Trọng (1922–1998)
- Hồng Vân (sinh năm 1937)
- Hùng Cường (1936–1996)
- Hùng Linh (1937–2009)
- Huy Phong (1938–2011)
- Huỳnh Anh (1932–2013)
K
- Khánh Băng (1935–2005)
L
- Lam Phương (1937–2020)
- Lê Dinh (1934–2020)
- Lê Minh Bằng (1966–1975)
- Lê Trọng Nguyễn (1926–2004)
- Lê Mộng Bảo (1923–2007)
M
- Mai Châu (sinh năm 1945)
- Mai Văn Hiền (?)
- Mạnh Phát (1929–1973)
- Mạnh Quỳnh (sinh năm 1952)
- Mạnh Giác (?)
- Mặc Thế Nhân (sinh năm 1939)
- Minh Kỳ (1930–1975)
- Mộng Long (sinh năm 1942)
N
- Ngọc Sơn (sinh năm 1934)
- Ngân Giang (1946–2009)
- Nguyên Lãng (1952–1999)
- Nguyên Thảo (sinh năm 1940)
- Nguyễn Hiền (1927–2005)
- Nguyễn Hữu Thiết (1928–2002)
- Nguyễn Văn Đông (1932–2018)
- Nguyễn Vũ (sinh năm 1944)
- Nhật Ngân (1942–2012)
P
- Phạm Duy (1921–2013)
- Phạm Thế Mỹ (1930–2009)
- Phạm Mạnh Cương (sinh năm 1933)
- Phạm Minh Cảnh (sinh năm 1939)
- Phượng Vũ (1947-2021)
- Phố Thu (sinh năm 1945)
Q
- Quốc Dũng (sinh năm 1951)
S
- Song Ngọc (1943–2018)
T
- Tâm Anh (1948–2006)
- Tấn An (?)
- Thăng Long (1936–2008)
- Thanh Phong (sinh năm 1942)
- Thanh Phương (1944–2011)
- Thanh Sơn (1938–2012)
- Thanh Vũ (1936 – ?)
- Tô Thanh Tùng (1944–2017)
- Trường Vũ (không phải ca sĩ Trường Vũ)
- Trường Sa (sinh năm 1940)
- Trương Hoàng Xuân (sinh năm 1939)
- Trầm Tử Thiêng (1937–2000)
- Trần Thiện Thanh (1942–2005)
- Trần Đình Quân (1938 – 2003)
- Trần Quang Lộc (1949–2020)
- Trịnh Hưng (1930–2008)
- Trịnh Lâm Ngân (1962–1975)
- Trúc Phương (1933–1995)
- Trường Hải (sinh năm 1938)
- Tú Nhi (sinh năm 1942)
- Tuấn Hải (sinh năm 1939)
- Thùy Linh (sinh năm 1939)
- Tuấn Lê (1952–1988)
- Tuấn Khanh (sinh năm 1933)
V
- Văn Giảng (1924–2013)
- Văn Phụng (1930–1999)
- Vinh Sử (sinh năm 1944)
- Viễn Chinh (sinh năm 1946)
- Vũ Đức Sao Biển (1947–2020)
- Võ Đức Thu (1915 – 1989)
- Võ Đức Hảo (?)
X
- Xuân Tiên (sinh năm 1921)
Y
- Y Vân (1933–1992)
- Y Vũ (sinh năm 1940)
Nhạc sĩ Nhạc trẻ
Tên | Tác phẩm |
---|---|
Ngọc Chánh | Bao Giờ Biết Tương Tư(viết cùng Phạm Duy), Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang(viết cùng Phạm Duy), Tuổi Biết Buồn(viết cùng Phạm Duy). |
Nguyễn Trung Cang | Mặt trời đen, Bên nhau ngày mưa, Phiên khúc mùa đông |
Bảo Chấn | Bên em là biển rộng, Hoa cỏ mùa xuân, Nỗi nhớ dịu êm, Nơi ấy bình yên |
Duy Thái | |
Nguyễn Cường | Đôi mắt Pleiku, Nhớ Tuổi Thơ Hà Nội |
Quốc Dũng | Đường xưa, Chợt như năm 18, Cõi mộng, Cơn gió thoảng, Còn mãi nơi đây, Điệp khúc mùa xuân, Em đã thấy mùa xuân chưa, Hoang vắng, Mai,.. |
Hoàng Vân | Tuổi trẻ đi xa, Tôi yêu Hà Nội, Tạm biệt mùa hè, Bài ca Đại học quốc gia Hà nội |
Lê Hựu Hà | Hãy yêu như chưa yêu lần nào, Cuộc đời, Đừng trách người ơi, Vị ngọt đôi môi, Tôi muốn, Ngỡ đâu tình đã quên mình, Vào hạ |
Lê Vinh | Hà Nội và tôi, Biển đêm, Mùa hoa cải |
Nguyễn Thừa Thiên | Mẹ yêu, Biển và em, Sóng biển yêu thương, Xuân đến rồi,Sao phải cách xa, Nỗi niềm, Đẹp lắm Sài Gòn ơi, Hà Nội mùa thay màu lá |
Nguyễn Văn Hiên | Bồ Câu Không Đưa Thư |
Từ Huy | Một thoáng quê hương, Mong đợi ngậm ngùi, Ngày em đến |
Phạm Duy | Dã ca ngày mùa, Tuổi mộng mơ, Bình ca một, Yêu là chết ở trong lòng, Ta yêu em lầm lỡ, Xin tình yêu Giáng sinh, Anh vái trời, Khúc tình buồn… |
Phú Quang | Em ơi Hà Nội pNhạc sĩ Việt Chinhhố, Im lặng đêm Hà Nội, Hà Nội ngày trở về, Nỗi nhớ mùa đông, Đâu phải bởi mùa thu, Mơ về nơi xa lắm,… |
Vy Nhật Tảo | Chuyến đò quê hương |
Nguyễn Ngọc Thiện | Nếu em là người tình, Như khúc tình ca, Chia tay tình đầu, Cô bé dỗi hờn, Cơn mưa lao xao |
Trần Tiến | Tùy hứng lý qua cầu, Sao em nỡ vội lấy chồng, Mặt trời bé con, Mẹ tôi, Ngựa ô thương nhớ, |
Dương Thụ | Cho em một ngày, Vẫn hát lời tình yêu, Mặt trời dịu êm, Hơi thở mùa xuân, Tháng tư về, Phố mùa đông, Họa mi hót trong mưa, Gọi Anh… |
Thanh Tùng | Em và tôi, Mưa ngâu, Giọt nắng bên thềm, Trái tim không ngủ yên, Một mình |
Nhạc sĩ Nhạc hải ngoại
- Châu Đình An
- Diệu Hương
- Dino Phạm Hoàng Dũng
- Hoàng Khai Nhan
- Hoàng Thanh Tâm
- Hoàng Trọng Thụy
- Khúc Lan
- Lê Đức Long
- Lê Văn Khoa
- Lê Tín Hương
- Lê Xuân Trường
- Lữ Liên
- Jo Marcel
- Nam Lộc
- Ngọc Lễ
- Ngọc Trọng
- Nguyệt Ánh
- Nguyễn Tâm
- Nguyễn Mạnh Cường
- Nhật Trung
- Phan Quang Phục
- Phạm Anh Dũng
- Phạm Duy
- Phạm Khải Tuấn
- Phan Văn Hưng
- Quốc Hùng
- Sỹ Đan
- Trần Ngọc Sơn
- Trần Văn Trạch
- Trúc Hồ
- Trúc Sinh
- Trường Kỳ
- Việt Dzũng
- Vũ Đức Nghiêm
- Vũ Tuấn Đức
- Vũ Thành
Nhạc sĩ Nhạc đương đại
Tên | Thể loại, phong cách | Tác phẩm |
---|---|---|
Ca Lê Thuần | Khí nhạc, nhạc thính phòng | |
Cao Việt Bách (1940) | Khí nhạc | Lòng mẹ |
Cát Vận (1940) | Khí nhạc, nhạc thính phòng | Tình yêu của biển, Mùa thu, Giấc mơ (thơ Đậu Thị Hoài Thanh) |
Chu Minh (1991) | Khí nhạc | Tuổi trẻ |
Doãn Nho | Khí nhạc, thanh xướng kịch | Trẩy hội Đền Hùng, Hoa Lư Thăng Long- Bài ca dời đô, Giao hưởng: Khúc tưởng niệm, Hợp xướng Sóng Cửa Tùng |
Đàm Linh (1932-2001) | Khí nhạc | Bài ca chim ưng (rhaspoche), Việt Nam hai mươi mốt (giao hưởng), Thăng Long (violon – dàn nhạc), Đội cận vệ bất diệt (giao hưởng ballade) |
Đặng Hữu Phúc (1953) | Khí nhạc | Chùm hoa Việt Nam, |
Đặng Ngọc Long (1957) | Khí nhạc | Morning mai, Bamboo Ber, Núi rừng Tây nguyên, Bèo dạt mây trôi,… |
Đinh Ngọc Liên 1912 – 1991 | Khí nhạc | |
Đinh Thìn (1940-2000) | Khí nhạc | Trăng sáng quê tôi, Trên đường chiến thắng |
Đỗ Dũng (1939) | Nhạc thính phòng | Cái rét đầu mùa, hợp xướng Requiem (thơ Lê Anh Thư) |
Đỗ Hồng Quân (1956) | Nhạc thính phòng | Tiếng rao, Trổ một, Lá đỏ |
Đỗ Nhuận (1922-91) | Nhạc thính phòng, opera | Aria: em nghĩ sao không ra, anh ơi (opera Cô Sao) |
Đức Trịnh (1957) | Nhạc thính phòng | Miền xa thẳm, Cảm ơn Mẹ |
Hoàng Dương (Ngô Hoàng Dương) | Nhạc thính phòng | Nhớ về quê hương, Mai em đi rồi, Khúc nhạc tâm tình, Như sóng trùng dương, sonatine Hát ru (violon), Tiếng hát sông Hương |
Hoàng Lương (1959-2017) | Khí nhạc, nhạc thiếu nhi | Côn Đảo, Búp sen hồng |
Hoàng Ngọc Tuấn | Khí nhạc | |
Hoàng Vân | Khí nhạc, nhạc giao hưởng, hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng | Hợp xướng với dàn nhạc giao hưởng Việt Nam muôn năm (1965), hợp xướng với dàn nhạc giao hưởng Hồi tưởng (1960-1962), hợp xướng Vượt núi (1967)… Giao hưởng thơ Thành đồng Tổ quốc (1960), Giao hưởng số 2 Tưởng niệm (Synfonia Lyrica) (1991), Giao hưởng thơ số 3 Tuổi trẻ của tôi (2000), Giao hưởng hợp xướng Điện Biên Phủ – Trên chiến trường không bao giờ quên (2005). Tác phẩm cho đàn bầu, flûte, oboë, saxophone, concerto cho piano, concertino cho violon… Nhạc cho ballet Chị Sứ, nhạc cho kịch Nila, cô gái đánh trống trận, nhạc phim… |
Hoàng Việt | Khí nhạc, nhạc thính phòng | Quê hương, Tình ca |
Huy Du | Khí nhạc, nhạc thính phòng | Miền Nam quê hương ta ơi, Hoa Mộc Miên |
Huy Thục (1935) | Khí nhạc | Vì miền Nam |
La Thăng (1930) | Khí nhạc | Đất nước anh hùng (giao hưởng thơ) |
Lê Tuấn Hùng (1960) | Nhạc thính phòng | |
Lê Văn Khoa (1933) | Nhạc thính phòng | Việt Nam 1975 |
Lư Nhất Vũ (1936) | Nhạc thính phòng | |
Lưu Hà An | Nhạc thính phòng | Con cò |
Lưu Hữu Phước | Nhạc thính phòng | Bông sen,… |
Ngô Quốc Tính (1943) | Khí nhạc, nhạc thính phòng | Đêm Hồ Gươm |
Nguyên Lê (1959) | Khí nhạc | |
Nguyễn Đình Bảng (1942) | Khí nhạc | |
Nguyễn Đình Tấn (1930-2002) | Khí nhạc, opera | Tình yêu của em |
Nguyễn Mạnh Thường (1928) | Khí nhạc | |
Nguyễn Hữu Tuấn (1942-2008) | Khí nhạc | |
Nguyễn Tài Tuệ (1936) | Nhạc thính phòng | |
Nguyễn Thiên Đạo (1940-2015) | Nhạc thính phòng | Khai giác (hợp xướng) |
Nguyễn Tiến (1953) | Nhạc quê hương | Chiều mưa Hà Nội, Chuyện tình lá diêu bông, Hoa cau vườn trầu, Nhớ đêm giã bạn, Dời đô ngàn năm |
Nguyễn Tiến Mạnh | Nhạc thính phòng | Mắt nhớ |
Nguyễn Thị Nhung (1936) | Nhạc thính phòng | Khúc hát sớm mai |
Nguyễn Văn Nam (1932-2020) | Khí nhạc | Mẹ Việt Nam, Chuyện nàng Kiều, Cửu Long dậy sóng |
Nguyễn Văn Quỳ (1925) | Khí nhạc | sonata số 8 |
Nguyễn Văn Thương | Khí nhạc | Đồng khởi, Trở về đất mẹ, Vũ khúc Tây Nguyên |
Nguyễn Vĩnh Tiến (1974) | Dân gian đương đại | |
Nguyễn Xuân Khoát | Nhạc thính phòng | |
Phạm Quang Tuấn | Nhạc thính phòng | |
Phan Quang Phục (1962) | Nhạc thính phòng | |
Phú Quang (1949) | Khí nhạc | Khát vọng, Tình yêu của biển |
Quang Hải (1935-2013) | Khí nhạc | Quê tôi giải phóng (1979), Đất và hoa (1994), Bình minh (1999) |
Tô Hải (1927-2018) | Nhạc thính phòng | Tiếng hát biên thuỳ (hợp xướng lớn), Sẵn sáng bắn (hợp xướng) |
Tôn Thất Tiết (1933) | Nhạc thính phòng | |
Trần Đức Minh (1973) | Nhạc thính phòng | Cánh rừng mùa thu, Thơm cơn mưa tháng ba, Cho em về |
Trần Quang Hải (1944) | Nhạc thính phòng | Tân hôn dạ khúc, Mừng Phật Đản |
Trần Mạnh Hùng (1973) | Nhạc thính phòng | Bạch Đằng Giang, Lệ Chi Viên, Một nửa cõi trần, Giấc mơ mùa lá, Gió lộng 4 phương, Tứ tấu đàn dây số 2 |
Trần Ngọc Xương (1930-1994) | Nhạc thính phòng | Em bé Mường La |
Trọng Bằng (Nguyễn Trọng Bằng) (1931) | Nhạc thính phòng | Người về đem tới ngày vui, nhạc Chào mừng |
Vĩnh Cát (1934) | Khí nhạc, nhạc thính phòng | |
Văn Cao | Khí nhạc | |
Văn Chung (1914 – 1984) | Khí nhạc | Tiếng sáo quê hương |
Vũ Huy Tiến (1953) | Khí nhạc | |
Vũ Lê Phú (1940) | Khí nhạc | |
Vũ Nhật Tân (1970-2020) | Nhạc thính phòng | |
Xuân Khải (1936-2008) | Nhạc hòa tấu | Cung đàn đất nước, Buổi sáng sông Hương, Quê ta, Cảm xúc quê hương, Chung một niềm tin, Xuân quê hương |
Nhạc sĩ nhạc quê hương
Tên | Tác phẩm |
---|---|
An Thuyên (1949 – 2015) | Ca dao em và tôi, Neo đậu bến quê, Thơ tình của núi, Em chọn lối này |
Đinh Trầm Ca (sinh năm 1941) | Sông quê, Nỗi buồn chim sáo, Trăng hờn tủi |
Đình Văn (sinh năm 1960) | Xóm nhỏ, Thương áo bà ba, Con cò trắng |
Giao Tiên (sinh năm 1941) | Ai có qua cầu, Anh đi chài tôm, Cô Thắm về quê hương, Tôi yêu quê tôi (Rạng Đông) |
Hồng Xương Long (sinh năm 1970) | Em gái quê, Gọi đò, Chim trắng mồ côi (viết chung với Minh Vy) |
Lê Minh (sinh năm 1958) | Vui trong ngày cưới, Câu hò điệu lý còn đây |
Minh Vy (sinh năm 1972) | Mưa bụi, Chim trắng mồ côi, Mình ơi, Cây bã đậu |
Minh Châu (sinh năm 1960) | Cô gái Việt, Việt Nam gấm hoa, Tiếng vọng miền Trung |
Nhất Sinh (sinh năm 1956) | Thưở ban đầu, Chim sáo ngày xưa, Tơ hồng |
Nguyễn Tiến (sinh năm 1953) | Hoa cau vườn trầu, Cánh võng mẹ ru, Nhịp cầu duyên quê |
Phố Thu (sinh năm 1945) | Một thoáng duyên quê, Rước dâu miệt vườn |
Thanh Sơn (1938 – 2012) | Gợi nhớ quê hương, Hành trình trên đất phù sa, Hoài cổ |
Tiến Luân (sinh năm 1955) | Quê em mùa nước lũ, Bài ca dao cho em, Mong em còn ngày mai |
Võ Đông Điền (sinh năm 1952) | Màu hoa bí, Tiếng hát chim đa đa, Xin đừng trách đa đa, Hoa tím bằng lăng |
Võ Tá Hân (sinh năm 1948) | Rất Huế, Con sáo sang sông |
Xem thêm
Tham khảo
- ^ Đông Kha. “Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Cô Hàng Cà Phê (nhạc sĩ Canh Thân) – « Anh đi sắp đến thiên đàng, vừa lúc cô hàng biết yêu… »”. nhacxua.vn. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
- ^ Hà Vũ. “’Nhạc sĩ thần đồng’ Cung Tiến”. VOA Tiếng Việt. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
- ^ Đông Kha. “Phỏng vấn nhạc sĩ Cung Tiến, tác giả Hoài Cảm, Hương Xưa và Thu Vàng”. nhacxua.vm. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
- ^ Thanh Niên. “Nhạc sĩ Châu Kỳ và ca khúc « Trở về »”. VnExpress. 2002-04-04. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
- ^ Nguyễn Thụy Kha. “Dương Thiệu Tước mỉm cười trong bóng chiều xưa”. Người Lao Động. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
- ^ Nha Trang, Chị Hằng, Xuân đã về của Minh Kỳ đều viết trước 1960s
Trình đơn chuyển hướng
- Chưa đăng nhập
- Thảo luận cho địa chỉ IP này
- Đóng góp
- Mở tài khoản
- Đăng nhập
- Bài viết
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
Thêm collapsed
Tìm kiếm
- Trang Chính
- Bài viết chọn lọc
- Tin tức
- Bài viết ngẫu nhiên
- Thay đổi gần đây
- Phản hồi lỗi
- Quyên góp
Tương tác
- Hướng dẫn
- Giới thiệu Wikipedia
- Cộng đồng
- Thảo luận chung
- Giúp sử dụng
- Liên lạc
- Tải tập tin lên
Gõ tiếng Việt
Trợ giúp
- Tự động [F9]
- Telex (?)
- VNI (?)
- VIQR (?)
- VIQR*
- Tắt [F12]
- Bỏ dấu kiểu cũ [F7]
- Đúng chính tả [F8]
Công cụ
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Trích dẫn trang này
- Khoản mục Wikidata
In/xuất ra
- Tạo một quyển sách
- Tải về dưới dạng PDF
- Bản để in ra
Ngôn ngữ
Thêm liên kết
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_nh%E1%BA%A1c_s%C4%A9_t%C3%A2n_nh%E1%BA%A1c_Vi%E1%BB%87t_Nam
Hoàn cảnh sáng tác bài hát bất tử “Mùa Thu Không Trở Lại” của nhạc sĩ Phạm Trọng
2019/05/25in Xuất xứ bài hát
Nhạc sĩ Phạm Trọng (Sau này lấy tên đầy đủ là Phạm Trọng Cầu) sinh đúng vào ngày Noel năm 1935 tại Phnom Penh (Campuchia). Cha của ông là trắc địa sư Phạm Văn Lạng, vốn gốc Hà Nội, nhưng đang làm việc tại đây (thời Pháp thuộc, những công chức có thể được điều chuyển khắp Đông Dương: Việt Nam, Campuchia, Lào), sang năm 1943, đã đưa gia đình về Sài Gòn và mẹ của ông (bà Đào Thị Ngọc Thư) mở một nhà hàng ca nhạc mang tên Aristo. Tại đây, nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu được tiếp xúc với những ban nhạc Philippines và một số nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng trong nước.
Phạm Trọng Cầu cũng bắt đầu học chơi đàn mandoline, tuy nhiên, thời gian này khá ngắn ngủi – chưa tới 2 năm thì chiến cuộc lan tràn, gia đình ông phải tản cư lên Biên Hòa. Sau khi Nhật đầu hàng quân đồng minh, gia đình ông trở về Sài Gòn, rồi chuyển dần xuống miền Tây Nam Bộ.

Ở Vĩnh Long, Phạm Trọng Cầu theo học trường Tiểu học Vũng Liêm và tham gia vào Đội tuyên truyền xung phong huyện. Năm 1948, Phạm Trọng Cầu trở lại Sài Gòn, tham gia phong trào xuống đường đấu tranh của sinh viên, học sinh. Một thời gian sau, ông thoát ly và vào bộ đội Tiểu đoàn 308, rồi Trung đoàn Cửu Long. Sau đó, ông bị thương phải cưa chân, mẹ ông đã tìm cách đưa ông vào Sài Gòn cứu chữa. Năm 1953, Phạm Trọng Cầu thi vào trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn, và chàng trai 18 tuổi, nhớ về thời thơ ấu cắp sách đã sáng tác ca khúc Trường làng tôi… Tốt nghiệp xong, đến năm 1962 Phạm Trọng Cầu lại thi vào Nhạc viện Paris (Pháp).

Tại Paris, Phạm Trọng Cầu đã viết 12 bài ca quen thuộc trên đất Pháp, trong đó có bài hát bất hủ Mùa Thu Không Trở Lại, được ký tên là Phạm Trọng. Với ca khúc này, ông tâm sự: “Dạo ở Paris, mình gặp và yêu một cô gái Việt Nam có mái tóc đen dài, đôi mắt buồn vời vợi. Tình yêu đang độ trăng rằm thì nàng phải về nước và không bao giờ trở lại Paris nữa. Chúng tôi chia tay vào mùa thu – khung cảnh mùa thu ở châu u rất đẹp, nhưng nếu phải chia ly trong một cái nền như vậy thì nó lại trở nên thật tê tái:
Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại.
Em ra đi mùa thu, sương mờ giăng âm u.
Ngày em đi, nghe chơi vơi não nề.
Qua vườn Luxembourg.
Sương rơi che phố mờ, buồn này ai có mua?
Từ chia ly, nghe rơi bao lá vàng, ngập dòng nước sông Seine.
Mưa rơi trên phím đàn, chừng nào cho tôi quên?
Em ra đi mùa thu, mùa thu không còn nữa.
Đếm lá úa mùa thu, đo sầu ngập tim tôi…
Đối với tôi, đó là một mối tình xa xưa thời còn trai trẻ. Gặp nàng vào mùa xuân, mùa hạ tình nồng cháy và mùa thu nàng ra đi. Hôm tiễn nàng ra sân bay, tôi trở về nhà phải đi ngang qua khu vườn Luxembourg. Khu vườn đó, khi đi ngang, tôi chợt nhận ra mùa thu, vì chân mình đá rất nhiều lá vàng, trong tôi tự nhiên vang một giai điệu ‘Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại…’ Dù là mùa thu ở Paris rất đẹp, nhưng mà từ mùa thu đó, với tôi, mùa thu không bao giờ trở lại nữa, chỉ có thế thôi”.

Mùa thu trong vườn Luxembourg
Nói về Phạm Trọng Cầu và bài hát Mùa Thu Không Trở Lại, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn đã viết như sau trong tập Bông Hồng Tạ Ơn:
“Sinh viên Việt Nam cùng thời với Phạm Trọng nói rằng họ đều biết hoặc thuộc Mùa Thu Không Trở Lại. Ca khúc này của Phạm Trọng, cùng với thơ Nguyên Sa, thơ Cung Trầm Tưởng, đã làm cho những ngọn đèn của ga Lyon, sương mù sông Seine, công viên Luxembourg trở thành gần gụi hơn đối với các thính giả Việt Nam, nhất là các thính giả trẻ, vào cái thời còn ít người được đi xa:
Ngày em đi
Nghe chơi vơi não nề
Qua vườn Luxembourg
Sương rơi che phố mờ
Buồn này ai có mua
Từ chia ly
Nghe rơi bao lá vàng
Ngập dòng nước sông Seine
Mưa rơi trên phím đàn
Chừng nào cho tôi quên
Hôm… em ra đi mùa thu
Mùa thu không trở lại…
Sự gần gụi, cái chất thơ mộng, lãng mạn, người ta cảm nhận được khi đọc thơ, nghe nhạc, sự thật cũng chỉ có trong tưởng tượng”.
Bài hát này được nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu sáng tác vào thập niên 1960, nhưng mang đầy đủ những đặc điểm của dòng nhạc tiền chiến với lời nhạc rất thơ, rất lãng mạn. Bài hát “mùa thu” này của ông có thể xếp cùng loại với những sáng tác mùa thu khác của các bậc tiên phong tân nhạc như Đặng Thế Phong, Đoàn Chuẩn, Văn Cao… Trước năm 1975, ca sĩ Thái Thanh đã trình bày bài hát này rất thành công. Sau này, rất nhiều ca sĩ trẻ đã hát lại Mùa Thu Không Trở Lại và xếp vào các album nhạc tiền chiến.
nhacxua.vn biên soạn
Nguồn: Hà Đình Nguyên, Nguyễn Đình Toàn
Bách khoa toàn thư mở WikipediaBước tới điều hướngBước tới tìm kiếm
Phạm Trọng Cầu | |
---|---|
Thông tin nghệ sĩ | |
Tên khai sinh | Phạm Trọng Cầu |
Sinh | 25 tháng 12 năm 1935 Phnôm Pênh, Campuchia |
Mất | 26 tháng 5 năm 1998 Thành phố Hồ Chí Minh |
Nghề nghiệp | Nhạc sĩ |
Phạm Trọng Cầu (1935–1998) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả ca khúc Mùa thu không trở lại và bài hát thiếu nhi Cho con. Ông còn có bút danh Phạm Trọng, được ông sử dụng tại miền Nam trước năm 1975.
Mục lục
- 1Tiểu sử & sự nghiệp
- 2Tác phẩm
- 3Tham khảo
- 4Liên kết ngoài
Tiểu sử & sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]
Phạm Trọng Cầu sinh ngày 25 tháng 12 năm 1935 tại Phnôm Pênh, Campuchia. Nguyên quán của ông ở Hà Nội (có tài liệu ghi là Nghệ An). Ông là con của trắc địa sư Phạm Văn Lạng và bà Đào Thị Ngọc Thư, vốn người ở Hà Nội sau đổi sang làm việc ở Campuchia. Tuy ông sống hết tuổi thơ ở đây nhưng âm nhạc Campuchia cũng không ghi dấu ấn nào trong những sáng tác của ông sau này.
Năm 1943, gia đình Phạm Trọng Cầu trở về Sài Gòn. Theo một bài viết khác thì năm 1939 cha mẹ ông bị trục xuất ra khỏi Campuchia, vì lý do chính trị. Ở Sài Gòn, mẹ ông mở nhà hàng ca nhạc mang tên Aristo. Tại đây, Phạm Trọng Cầu được tiếp xúc với những ban nhạc người Philippines và một số ca sĩ, nhạc sĩ danh tiếng Việt Nam, trong đó có Trần Văn Khê, Phạm Duy… Ông cũng được học mandoline trong một thời gian khi gia đình ông tản cư về Biên Hòa.
Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, gia đình ông trở lại Sài Gòn, rồi lại xuống Bến Lức, về miền Tây Nam bộ, đến tận Vũng Liêm… Ông sống và đi học tại Vũng Liêm, tham gia đội Tuyên truyền xung phong huyện.
Năm 1948, Phạm Trọng trở lại Sài Gòn, tham gia phong trào xuống đường đấu tranh của sinh viên học sinh. Một thời gian sau, ông thoát ly và vào bộ đội tiểu đoàn 308, rồi trung đoàn Cửu Long. Sau đó ông bị thương phải cưa chân, mẹ ông đã tìm cách đưa ông vào Sài Gòn cứu chữa. Chính thời gian này ông viết ca khúc đầu tay Trường làng tôi.
Năm 1953, Phạm Trọng Cầu vào học tại trường Quốc gia Âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn. Sau khi tốt nghiệp, năm 1962 ông sang Pháp thi vào Nhạc viện Paris (Conservatoire Supérieur de Musique de Paris). Và tại Paris, Pham Trọng Cầu đã viết bản Mùa thu không trở lại nổi tiếng.
Năm 1969, ông về nước giảng dạy tại trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, tham gia các đoàn văn nghệ như Nguồn Sống, sinh viên Phật tử Vạn Hạnh… và hoạt động nội thành. Năm 1972, ông bị bắt và bị giam cho đến 1975.
Sau ngày thống nhất đất nước, Pham Trọng Cầu về công tác ở Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, và là ủy viên Hội Âm nhạc thành phố. Từ năm 1976, ông đã cùng với một số nhạc sĩ khác như Trịnh Công Sơn, Trần Long Ẩn, Miên Đức Thắng, Hoàng Hiệp, Nguyễn Ngọc Thiện, Trương Thìn,… thành lập nhóm Giới thiệu sáng tác mới tại Hội Trí thức yêu nước. Có thể nói đây là nhóm giới thiệu ca khúc có tổ chức đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh sau 1975.
Pham Trọng Cầu còn cùng với nhạc sĩ Nguyễn Nam (Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh) khuấy động phong trào ca hát thiếu nhi, thành lập các nhóm hát. Bản thân ông cũng có nhiều ca khúc thiếu nhi thành công như Nhịp cầu tre, Em nhớ mãi một ngày… đặc biệt là Cho con. Tuy tốt nghiệp Nhạc viện Paris nhưng ông không có nhiều sáng tác khí nhạc, gia tài của ông chủ yếu là ca khúc.
Ông mất năm 1998 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]
Phạm Trọng Cầu có cho phát hành 1 tuyển tập nhạc 12 bài ca quen thuộc trên đất Pháp do Nhà xuất bản Đăng Quang xuất bản tại Sài Gòn năm 1970. Dưới đây là bản danh sách một số tác phẩm của ông:
Biển sáng (cùng với Trịnh Công Sơn)Buồn đôi mươiCho con (lời thơ Tuấn Dũng)Cho dù năm tháng (lời thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường)Cho em còn yêuCho tôi xin bàn tayĐà Lạt gió và mây (lời thơ Nguyễn Lương Hiệu)Dáng xuânĐêm lạnhĐà Lạt gió và mây | Em là gió mát (lời thơ Ngọc Khương)Em mãi là 20 tuổi (lời thơ Quang Dũng)Em nhớ mãi một ngàyEm tập đàn (lời thơ Ngọc Khương)Gieo hương vào đờiKhông nóiLời con hỏiMơ ước một ngày vềMột mai tôi qua đờiMột trái tim một quê hươngMưa Paris thu ParisMùa thu không trở lạiNgày tôi gặp em | Nhịp cầu treNhững vì saoQuê hương (thơ Giang Nam)Tà áo trắngTan vỡTrường cũ chốn xưaTrường làng tôiƯớc mơ hồng |
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Phạm Trọng
Thể loại:
- Sinh 1935
- Mất 1998
- Nhạc sĩ tình khúc 1954–1975
- Người Hà Nội
- Người khuyết tật Việt Nam
Trình đơn chuyển hướng
- Chưa đăng nhập
- Thảo luận cho địa chỉ IP này
- Đóng góp
- Mở tài khoản
- Đăng nhập
- Bài viết
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
Thêm
Tìm kiếm
- Trang Chính
- Bài viết chọn lọc
- Tin tức
- Bài viết ngẫu nhiên
- Thay đổi gần đây
- Phản hồi lỗi
- Quyên góp
Tương tác
- Hướng dẫn
- Giới thiệu Wikipedia
- Cộng đồng
- Thảo luận chung
- Giúp sử dụng
- Liên lạc
Gõ tiếng Việt
Trợ giúp
- Tự động [F9]
- Telex (?)
- VNI (?)
- VIQR (?)
- VIQR*
- Tắt [F12]
- Bỏ dấu kiểu cũ [F7]
- Đúng chính tả [F8]
Công cụ
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Trích dẫn trang này
- Khoản mục Wikidata
In/xuất ra
- Tạo một quyển sách
- Tải về dưới dạng PDF
- Bản để in ra
Ngôn ngữ khác
Thêm liên kết
- Trang này được sửa đổi lần cuối vào ngày 3 tháng 1 năm 2021 lúc 01:12.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_Tr%E1%BB%8Dng_C%E1%BA%A7u
CUNG TIẾN: Những Tình Khúc Lãng Mạn Về Cố NhânViệt Hải Los Angeles:http://www.ninh-hoa.com/VietHai-CungTien…Hoài Cảm & Hương Xưa (Nhạc sĩ Cung Tiến) – Ca sĩ Lệ Thu:https://www.youtube.com/watch?v=XWv17tTFJ8U…————————————-
Phỏng vấn nhạc sĩ Cung Tiến – Tác giả của Hoài Cảm, Hương Xưa, Thu Vàng…Bài phỏng vấn của nữ ký giả Ngọc Lan với nhạc sĩ Cung Tiến cách đây gần 10 năm sau đây sẽ mang lại cho độc giả cái nhìn thú vị về cuộc đời và sự nghiệp của một trong những nhạc sĩ tài ba nhất của tân nhạc Việt thập niên 1950.Nhắc đến nhạc sĩ Cung Tiến, không thể không nhắc đến “Hoài Cảm”.
Thật khó để hình dung ra ở tuổi 14, 15 lại có một nỗi khắc khoải như vậy, về nỗi nhớ, về cố nhân. Nhạc sĩ có thể chia sẻ một chút gì về tác phẩm này?
Nhạc sĩ Cung Tiến: “Hoài Cảm” không phải là tác phẩm quan trọng lắm, bởi vì ở cái tuổi 14, 15 thì đâu có nghĩ sẽ viết một tác phẩm quan trọng đâu.Hoài Cảm là bài hát mà tôi viết ra trong tưởng tượng. Tưởng tượng ra là mình nhớ một người nào mình yêu mến thôi, chứ không có ý nghĩ sâu xa gì đằng sau cả. Ðó chỉ hoàn toàn là trí tưởng tượng trong âm nhạc cũng như trong lời ca. Lời ca bị ảnh hưởng từ những bài thơ mình học ở trường, như thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, những nhà thơ lãng mạn của Việt Nam hồi đó.Âm nhạc hay bất cứ sáng tác nghệ thuật nào, cũng là sự tưởng tượng cả. Tưởng tượng về cái này, tưởng tượng về cái kia, gây lên một mối sầu, mối buồn hay mối vui hay mối khoan thai, hoàn toàn là tưởng tượng của người sáng tác.Mặc dù nhạc sĩ nói là do trí tưởng tượng, nhưng sự tưởng tượng cũng phải xuất phát từ một nguyên nhân sâu xa nào đó, chẳng hạn như có ý kiến cho rằng ở thời điểm đó, cái đẹp, cái hay thường gắn với nỗi buồn?Hồi đó nghĩ gì mình đâu có biết, mấy chục năm rồi, đi học thì nghĩ lơ tơ mơ vậy. Tất nhiên bài đó không có một đối tượng nào cả – no object, hoàn toàn là trong tưởng tượng. Trong tưởng tượng, nhớ một người nọ, nhớ một người kia, nhớ một người yêu, nhớ một người bạn, hay là nhớ bất cứ ai. Nhớ là hồi đó tôi mới ở ngoài Bắc vào, năm 1952. Tôi đi sớm, tức là từ Hà Nội vào Sài Gòn sớm lắm. Lúc đi, nhớ tất cả những gì mà ở Hà Nội ghi vào ký ức mình, thì là có bản nhạc đó.Nhạc sĩ có từng mơ mình sẽ trở thành một nhạc sĩ trước khi trở thành một chuyên gia kinh tế không?Không. Chả bao giờ mơ làm nhạc sĩ. Có một chuyện này, hôm tôi mới vào Sài Gòn, trên đài phát thanh quốc gia có tổ chức tuyển lựa ca sĩ các thứ. Tôi cũng lên hát dự thi, nhưng tôi không nhớ hát bài gì. Khi về nhà, thấy ông bố của tôi vứt hết quần áo, sách vở của tôi ra trước cửa. Bởi vậy, mình đâu có mơ đâu, mặc dù mình có mơ cũng bị ám ảnh vì trong gia đình không muốn mình làm như vậy.Khi Cung Tiến nổi tiếng với những nhạc phẩm như “Hoài Cảm,” “Thu Vàng,” “Hương Xưa”, nhạc sĩ thích người ta biết đến trong vai trò nào? Một nhạc sĩ hay một nhà kinh tế?Tôi nhiều sở thích lắm, như văn chương, tiểu thuyết, thơ, thích hội họa, toán học và kinh tế học. Kinh tế học là ngành hồi đó tôi được học bổng đi ra ngoại quốc học.Tôi có rất nhiều sở thích nhưng âm nhạc vẫn là sở thích đầu tiên và cuối cùng trong đời của tôi.Ngoại trừ một vài ca khúc như “Hoài Cảm”, “Thu Vàng”, “Hương Xưa”, còn lại hầu hết các tác phẩm của Cung Tiến đều phổ từ thơ của Thanh Tâm Tuyền, Phạm Thiên Thư, Trần Dạ Từ, hay ý thơ của Xuân Diệu… Nhạc sĩ có thể chia sẻ gì về điều đó không?Hồi nhỏ học trung học thì tôi chỉ biết âm nhạc tôi viết là “popular song”, tức là những ca khúc phổ biến, phổ thông. Trong âm nhạc có nhiều khía cạnh, nhiều thứ, nhiều những trật tự mình phải theo, như hòa âm, đối điểm, tổ khúc, phối âm… mà hồi đó ở Việt Nam tôi chưa được học. Lúc học xong trung học, năm 1956, được học bổng sang Úc học về kinh tế. Trong thời giờ rảnh, tôi đi học thêm âm nhạc ở Nhạc Viện Sydney, từ đó tôi mới khám phá ra những khía cạnh khác của âm nhạc, không phải chỉ một melody, một làn điệu mà còn nhiều yếu tố khác tạo nên âm nhạc.Từ đó trở đi, tôi rất ý thức việc phổ thơ, phổ nhạc vào thơ, vì thơ đứng một mình đọc cũng được, nhưng nếu có nhạc đi kèm vào, phụ họa vào thì nó có một chiều kích (dimension) khác, một kích thước khác, gọi là ca khúc nghệ thuật, “art song”, tức là lấy một văn bản có giá trị như thơ viết thành nhạc và cho vào bối cảnh hòa âm hoặc là bằng piano, hoặc bằng một cái đàn ghita hoặc một ban nhạc.Nếu một người bắt đầu học kinh tế, nhạc sĩ có khuyên họ sẵn đó nên học nhạc luôn không?Không. Với tôi, kinh tế là một sở thích bắt buộc vì tôi nhận được học bổng đi học cái đó. Nhưng học kinh tế rồi mới thấy nó cũng là một nghệ thuật, nghệ thuật đoán trước người tiêu thụ muốn gì và đoán để người sản xuất làm ra cái đó, phải có sự quân bình giữa cung và cầu. Giản dị như vậy thôi. Ðó là vấn đề nghệ thuật chứ khoa học thì lại khác, hoặc là vật lý học hoặc gì khác thì nó chính xác hơn. Cái này không chính xác cho nên có những rủi ro, vì thế nó là một nghệ thuật.Thế nhưng, áp dụng nghệ thuật kinh tế vào âm nhạc thì không thể được.Xin nhạc sĩ giải thích sự giống nhau và khác nhau giữa những ca khúc sau này của nhạc sĩ so với những bài hát xưa, như “Hoài Cảm,” “Thu Vàng,” “Hương Xưa…”Ngày xưa tôi không biết xài chất liệu âm thanh của Á Ðông, như âm giai ngũ cung chẳng hạn. Nhưng về sau, khi được học nhiều về nhạc, tôi mới ý thức thêm là mình có cái kho tàng về giai điệu, làn điệu Việt Nam chưa khai thác được là âm giai ngũ cung.Vì thế, một trong những tác phẩm của tôi khác ngày xưa là bản “Hoàng Hạc Lâu”, thơ của thi sĩ Thôi Hiệu đời Ðường, được Vũ Hoàng Chương dịch sang tiếng Việt. Ðó là bản đầu tiên tôi có ý thức dùng chất liệu quý báu của âm nhạc dân tộc ta khi phổ nhạc.Trong những sáng tác không nhiều của mình, bài hát nào để lại cho nhạc sĩ nhiều kỷ niệm, nhiều cảm xúc nhất, cho đến bây giờ?Khó nói lắm. Như thể mình có 10 đứa con mà phải nói xem mình thương đứa nào nhất vậy.Có những bài ca như những đứa con lạc đi đâu mất. Ví dụ như bản Mùa Hoa Nở, tôi viết năm 1956. Khi rời Việt Nam, tôi không mang theo bất cứ một thứ gì. Tất cả tài liệu, sách vở để lại Sài Gòn hết.Tình cờ một hôm, ca sĩ Mai Hương gửi cho tôi một bản Mùa Hoa Nở. Tôi ngạc nhiên: “Ủa, đứa con này bị thất lạc đi đâu mà mặt mũi lem luốt quá!”. Về nhà tôi mới thương nó, mới sửa lại thành ra hợp xướng khúc.Nói tóm lại, không bản nào tôi hoàn toàn coi là thương hơn bản khác, bởi mỗi một thời kỳ tôi sáng tác có một kỷ niệm riêng của thời kỳ đó. Thời nhỏ đi khỏi Hà Nội là nhớ Hà Nội. Rồi từ hồi di cư vào Nam, nhớ những đoàn người từ ngoài Bắc xuống miền Nam, gây cho tôi một cảm tưởng, một xúc động khác. Rồi đến khi là sinh viên, lại một xúc động khác.Thế nhưng, có thể nói tác phẩm tôi trân quý nhất đến bây giờ là tập “Vang Vang Trời Vào Xuân”. Ca khúc đó của một người bạn thân là nhà thơ Thanh Tâm Tuyền và những bài thơ đó được sáng tác trong trại tù mà ông ta nhớ, bằng cách nào ông đưa ra ngoài để in… Những điều đó làm tôi hết sức cảm động. Tôi viết thành 12 bản rồi sau rút lại còn 10 bản. Ðó là những gì suốt đời tôi trân quý nhất về tình người, tình bằng hữu và tình cảnh đất nước chúng ta hồi đó.Xin nhạc sĩ chia sẻ với độc giả chúng tôi về cuộc sống hiện tại của ông.Tôi đã về hưu và ở Minnesota cùng vợ. Con trai tôi sống ở tiểu bang khác. Tôi có hai con chó, hàng ngày nuôi chúng, đi chơi với chúng, viết nhạc và đọc sách.——————————————————————-‘Nhạc sĩ thần đồng’ Cung Tiến17/11/2019. Hà VũVới hai sáng tác đầu tay bất hủ ‘Thu vàng’ và ‘Hoài cảm’ viết từ khi mới lên 13-14 tuổi, nhạc sĩ Cung Tiến được nhiều người ca tụng là thần đồng âm nhạc dù ông xuất thân từ một gia đình không ai có năng khiếu âm nhạc.“Cụ thân sinh tôi là một nhà thơ, một nhà cách mạng. Ông theo Việt Nam Quốc dân Đảng, không có ai dính vào âm nhạc nhất là âm nhạc mới, không có ai cả,” nhạc sĩ Cung Tiến nói với VOA.Tuy nhiên, bản thân ông đã bắt đầu sinh hoạt văn nghệ thời còn là học sinh tiểu học, đi học hát trong nhà thờ, hát trong các ca đoàn Công giáo và được giao điều khiển ban hợp ca của các trường khi lên tới trung học.“Thời trung học có tổ chức những đại hội học sinh toàn thành. Hồi kỷ niệm thành lập Việt Nam Cộng hòa năm thứ hai của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm thì có đại nhạc hội học sinh toàn thành của các trường trung học Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trưng Vương, Petrus Ký, Marie Curie, thành lập Ban Hợp ca và tôi điều khiển ban hợp ca đó, vào năm 1956,” nhạc sĩ Cung Tiến tâm sự.Từ nhỏ, ông từng học thổi sáo, biết chơi đàn mandoline, đàn guitar cổ điển trước khi làm quen với đàn piano lúc qua Úc du học về âm nhạc.“Sau này qua Úc học âm nhạc đích thực rồi tôi mới học piano. Rồi tôi vào học trường âm nhạc bên Úc về tất cả các bộ môn của âm nhạc như hòa âm, đối điểm, phối trí, âm nhạc sử, tất cả những gì liên quan đến âm nhạc Tây phương tôi đều học kỹ,” ông cho biết.Các bản nhạc đầu tay của ông đã đi sâu vào lòng người hâm mộ như Thu Vàng, Hoài Cảm, Hương Xưa hoàn toàn xuất phát từ trí tưởng tượng, không dính líu đến đời thật của ông.“Hồi đi học, tôi học ban văn chương, triết học. Tôi chịu ảnh hưởng thơ lãng mạn Việt Nam hồi đó như Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử …nên lời ca mang những ý tưởng lãng mạn trong thi văn Việt Nam. Không có cái gì sâu xa gọi là kinh nghiệm của con người cả. Hoàn toàn là trí tưởng tượng,” ông nói.“Hồi đó tôi học đệ nhất, mình bắt đầu mê nhạc cổ điển Tây phương lắm. Tôi nhớ thời hoàng kim, thời xưa của Việt Nam hãy còn hòa bình, nhớ lại cảnh hòa bình xưa của Việt Nam đẹp như thế nào, so với cảnh chiến tranh, lúc đó vào khoảng năm 57-58, so sánh hai trường hợp cảnh chiến tranh hiện đại và cảnh thanh bình hồi xưa của Việt Nam mà thành lời ca của bản Hương xưa,” ông cho biết về hoàn cảnh ra đời của ca khúc Hương xưa.Ông nói ông yêu thích văn thơ Việt Nam, đọc sách, đọc thơ nhiều và tình yêu này đã thấm nhuần vào những ca từ ông sáng tác thời trẻ.Sau này, phần lớn những nhạc phẩm của nhạc sĩ Cung Tiến là những bài thơ được ông thổi vào giai điệu du dương.“Viết lời ca khi hồi còn trẻ. Sau này mình không có hứng, không có dịp để viết lời ca thường nữa. Phần lớn tôi phổ thơ của Vũ Hoàng Chương, Thanh Tâm Tuyền. Thanh Tâm Tuyền tôi phổ nhiều lắm. Ngoài tập 10 bài thơ viết trong tù cải tạo, tôi còn phổ những bản trước khi ông vào tù, khi còn ở Sài Gòn như bản Lệ đá xanh, Đêm…,” ông giải thích.Cung Tiến chưa hề về Việt Nam và từ khi sang Mỹ ông không viết bản nhạc nào về Việt Nam ngoài ‘Hoàng Hạc Lâu’, phổ thơ của Vũ Hoàng Chương dịch bài thơ của Thôi Hiệu đời Đường, tác phẩm duy nhất của ông có ‘dính líu’ với Việt Nam sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ năm 1975.Sau khi đậu Tú tài hai, nhạc sĩ Cung Tiến được học bổng Colombo sang Úc học về môn kinh tế trong khoảng thời gian từ 1957 đến 1965. Dịp này, ông tham dự các lớp học về âm nhạc phương Tây tại Viện Âm nhạc Sydney.Từ năm 1970 đến 1973, ông được học bổng của Hội đồng Anh (Bristish Council) để nghiên cứu về kinh tế tại trường đại học Cambridge. Trong thời gian đó, ông trau dồi thêm về âm nhạc bằng cách tham dự các lớp về nhạc học, lịch sử âm nhạc và nhạc lý hiện đại. Cho nên về sau này, phong cách sáng tác của ông khác hẳn những bản nhạc thời học sinh mà ông gọi là ‘nhạc phổ thông’. Thay vào đó là những tác phẩm mà ông gọi là ‘ca khúc nghệ thuật.’“Về sau tôi sáng tác nhiều tác phẩm khác được chơi ở bên Mỹ rất nhiều, nhất là tập tổ khúc (Suite) Chinh Phụ Ngâm. Tổ khúc giống như một symphonie nhưng nhỏ hơn, viết cho dàn nhạc đại hòa tấu. Dựa vào những tình tứ, tình cảm trong tập thơ đó, tôi viết thành một tổ khúc ba phần. Không phải tôi phổ nhạc. Không phải tôi phổ thơ Chinh Phụ Ngâm. Tôi dựa vào tình tiết, cảnh tượng trong Chinh Phụ Ngâm mà viết thành một tổ khúc cho dàn nhạc đại hòa tấu,” ông chia sẻ.Hiện nay, nhạc sĩ Cung Tiến sáng tác rất ít để chủ yếu dành thời gian hoàn chỉnh những tác phẩm trước đây như phổ nhạc tập thơ của Tô Thùy Yên, tập ‘Ta về’, hay tập tổ khúc quan họ viết cho dàn nhạc Tây phương.Nhạc sĩ Cung Tiến từng là một viên chức cao cấp của Việt Nam Cộng hòa. Ông là một trong ba Tổng Giám đốc trụ cột của Bộ Kế hoạch trước năm 1975.(Hà Vũ)Theo Ngọc Lan (Nguoi-Viet).
2019/12/04 in Bàn Tròn Âm Nhạc
Từ khoảng năm 1997 trở đi, những khán giả yêu mến chương trình Thúy Nga Paris đều rất thích thú khi thấy xuất hiện trên sân khấu một người nghệ sĩ tóc dài, mặc áo dài khăn đóng, chơi đàn bầu rất điêu luyện…

Click để nghe đàn bầu Đức Thành trong 1 tiết mục trên Paris By Night
Cây đàn đó chỉ có một dây, nhưng với ngón tay tài hoa của người nghệ sĩ đã rung lên những giai điệu du dương lạ thường. Người nghệ sĩ đó chính là Phạm Đức Thành, khi còn ở trong nước từng đoạt giải thưởng về đàn bầu toàn quốc trong kỳ thi các loại đàn cổ truyền Việt Nam năm 1985.
Tiếng đàn bầu của Phạm Đức Thành rất khác biệt, vừa nghệ thuật lại vừa mang tính giải trí, kết hợp nhạc cụ dân tộc với dàn nhạc âm nhạc hiện đại, làm cho khán giả như đắm chìm trong những âm thanh mộc mạc, da diết trên một sân khấu đại nhạc hội.

Click để nghe nghệ sĩ Đức Thành biểu diễn ca khúc 999 Đóa Hồng tại Trung Quốc
Nghệ sĩ Phạm Đức Thành sinh năm 1956 tại thôn Đoan Bình, xã Gia Phú, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đây là một vùng quanh năm nước lụt đồng chua, nhưng rất thịnh về chèo cổ, chầu văn và lên đồng, vì vậy ông rất say mê âm nhạc dân tộc của vùng Bắc Bộ. Tuy không xuất thân từ gia đình nghệ sĩ, nhưng Đức Thành nói rằng ông đã chịu nhiều ảnh hưởng về nhạc dân tộc khi còn nằm trong bụng mẹ. Trong thời gian này, mẹ ông thường xuyên nghe những đĩa nhạc cổ, đó là loại đĩa đá điược phát từ máy hát đĩa lên dây cót. Ban đầu từ việc chỉ nghe thụ động theo mẹ, dần dần cậu bé Đức Thành thuở nhỏ đã đam mê đến nỗi thuộc nằm lòng nhiều nhạc phẩm dân ca.
Ông đã tập làm quen với trống chèo ngay từ khi mới lên 4. Được gia đình khuyến khích, mới lên 5 ông tiếp tục làm quen với đàn Mandolin, sau đó là đàn Bầu, rồi đàn Nhị…
Cuối cùng chọn cho mình chiếc đàn Bầu để gắn liền với sự nghiệp, ông chia sẻ lý do với nhà báo Trường Kỳ như sau:
“Tôi sinh ra ở một vùng quê, ở miền Bắc Việt nam nên xung quanh là những cánh đồng lúa và những cái điệu hát chèo cổ. Chính những cái yếu tố đó đã làm cho tôi giống như mình sống trong một cái dòng nước về dân tộc.
Vì vậy khi mà trưởng thành thì tôi thấy là nhạc dân tộc rất là gần gũi, không thể thiếu được với người dân quê ở Việt Nam. Thế là tôi đã theo nhạc dân tộc ngay từ lúc nhỏ….”

Click vào hình để thưởng thức tiếng đàn bầu Đức Thành
Sau khi học xong phổ thông, khi mới 18 tuổi, nghệ sĩ Đức Thành xin phép gia đình để lên thành phố lập nghiệp. Từ đó cuộc đời hoạt động về nghệ thuật của nghệ sĩ Đức Thành bắt đầu từ khi đến với Nhà Hát Chèo Hà Nội vào năm 1974. Sau 4 năm vừa học vừa trình diễn đàn bầu và một số nhạc cụ cổ truyền khác, ông tốt nghiệp hạng ưu của chương trình trung cấp âm nhạc. Từ đó Đức Thành bắt đầu nghiên cứu nhiều về nhạc tây phương, ngoài ra ông còn tìm cách khai thác khả năng của cây đàn bầu đã gắn bó với mình đã một thời gian dài.
Khi sử dụng đàn bầu vào các loại nhạc của từng miền, nghệ sĩ Đức Thành đã dày công nghiên cứu để tạo cho mình được một nghệ thuật thẩm âm chính xác, đồng thời ông cũng tìm hiểu sâu xa về từng loại nhạc, nắm vững luật về cao độ và trường độ.
Ngoài khả năng chính là diễn tả âm thanh bằng nhạc, Đức Thành cho biết đàn bầu còn có nhiều khả năng diễn đạt âm thanh độc đáo khác khi được sử dụng trong cải lương. Để diễn tả tâm trạng buồn sầu, ai oán, có lẽ là không một nhạc cụ cổ truyền nào có khả năng diễn tả hoàn hảo như cây đàn bầu. Đây vốn là một cây đàn có gốc từ miền Bắc, trước kia chưa được khai thác trong cải lương, nhưng hiện nay âm thanh của đàn bầu đã trở thành quen thuộc với những người yếu thích vọng cổ… Một điểm thú vị khác là cây đàn một dây này còn có khả năng bắt chước giống như tiếng người.
Dù những âm thanh phát ra từ cây đàn bầu có phầm não nùng và ai oán, nhưng với nghệ thuật sử dụng khéo léo của đôi bàn tay cùng với cái hồn âm nhạc của một người chuyên về nghiên cứu nhạc cổ truyền, Đức Thành đã biến những âm thanh sầu thảm đó thành những tiết điệu rộn rã và tươi vui như trong nhạc phẩm mang âm điệu viễn tây Hoa Kỳ “Riders In The Sky”, đã từng được ông thu thanh trong một CD cũng như trình tấu trên sân khấu làm cho khán giả rất thích thú.
Ngoài đàn bầu, Đức Thành còn sử dụng được nhiều loại nhạc cụ dân tộc kác như đàn nguyệt , đàn nhị, đàn tranh, và loại đàn rất ít người biết là đàn đáy.
Với thời gian nghiên cứu khá lâu và sâu sắc về âm nhạc, nghệ sĩ Đức Thành biết rằng việc trình diễn nhạc cổ truyền làm sao để có thể đi sâu vào lòng khán giả của từng miền không phải là việc dễ dàng. Vấn đề là làm sao có thể phát ra tiếng đàn đặc người miền Trung, làm sao cho ra đặc người miền Nam. Đó mới là chuyện khó. Không phải từ note nhạc Tây Phương mà từ cái thần thái của mình phát ra ngón đàn.

Theo người nghệ sĩ lão luyện về âm nhạc dân tộc này, tiếng đàn cũng như ngôn ngữ. Người sử dụng nó phải biết một số đặc điểm. Thí dụ sau khi nghiên cứu về dân ca Huế, ông đã có nhận xét là ”Dân ca Huế rất quan trọng về những cái dấu vỗ, về dấu rung hay sự đảo phách”. Từ đó Đức Thành đưa ra sự so sánh khi trình tấu một nhạc phẩm Tây Phương và một tác phẩm dân nhạc cổ truyền:
“Khi đàn nhạc Tây Phương thì phải biết thật chính xác note nhạc, đấy là điều quan trọng nhất. Không được đàn sai. Bởi vì những phím đàn piano được chia rất nhỏ thành 12 bán cung đều. Nếu đàn chệch ra note đó là sai hết tất cả hoà âm. Nhưng khi đàn cổ nhạc dân ca thì mình phải biết cái độ cao của note nhạc đó so với Tây Phương ra làm sao mà người ta không gọi là note nhạc mà mình phải biết ”chữ nhạc”. “Chữ nhạc” là gì? Là phải biết phải rung cái gì, không được rung cái gì, được vỗ cái gì… Nếu chúng ta học nhạc dân tộc mà không biết “chữ nhạc” có nghĩa là không biết cái rung thì không khác nào ông Tây hát vọng cổ, rất là khó nghe, mà đàn rất là khô cứng”.
Ông đưa ra thêm một thí dụ khác: ”Cũng như những người nghệ sĩ cổ nhạc mà đi đàn nhạc Tây mà không thoát ra được. Nghĩa là cứ dính cái hơi cổ nhạc hoài. Mình không có biết cái luật của phương Tây là phải đúng note, đúng cái note nhạc đó thì mới đúng với hoà âm. Nhiều khi trong những màn tân cổ giao duyên, có những nghệ sĩ không nghiên cứu thì hát rất là buồn cười. Cứ bị lai, bị dính hoài cái chất cổ nhạc”.

Click để nghe CD Đàn Bầu của Đức Thành
Trong thời gian còn ở Việt Nam, vào năm 1978, nghệ sĩ Đức Thành cũng đã được trao bằng danh dự của giải Đại Nhạc Hội Đàn Bầu Toàn Quốc lần đầu tiên tổ chức tại Hà Nội. Đây là giải thi đua về đàn bầu quy tụ tất cả những người biết sử dụng cây đàn độc huyền, không phân biệt tuổi tác, thành phần, địa phương.
Cũng trong năm 1978, ông được đề cử làm đại diện cho sân khấu Chèo, được giải nhất về đàn bầu. Sau đó được nhận vào Nhạc Viện ở Sài Gòn để chuyên nghiên cứu âm nhạc, đặc biệt về dân nhạc Việt Nam dưới sự hướng dẫn của giáo sư Trần Văn Khê. Năm 1983 ông tốt nghiệp Thủ Khoa toàn quốc về nghiên cứu và sử dụng đàn bầu.
Đến năm 1985, một lần nữa Đức Thành được nhận thêm một vinh dự khi đoạt giải nhất đàn bầu toàn quốc ở phía Nam trong cuộc thi các loại nhạc khí cổ truyền gồm đàn Kìm, đàn Cò và đàn Bầu.
Từ năm 1980, Đức Thành quy tụ một số nhạc sĩ để thành lập một ban nhạc cổ truyền cộng tác với khách sạn Rex trong cho đến cuối năm 1990 trước khi sang Tây Đức. Trong thời gian này ông sử dụng đàn bầu để biểu diễn những bài dân ca Việt Nam, nhạc cổ Việt Nam và dân ca của thế giới cho đối tượng chính là khán thính giả ngoại quốc. Ngoài ra ông còn cộng tác với nhà hàng trên khách sạn nổi của Úc tại bến Bạch Đằng. Với mục đích đi tìm một giọng hát thích hợp với dân ca để cùng trình diễn với ban nhạc, Đức Thành đã để ý đến tiếng hát Nguyệt Lan qua những chương trình truyền hình và đài phát thanh để sau đó mời cô vào hợp tác. Và sau khi diễn chung ở Đà Lạt, họ nảy sinh tình cảm và làm đám cưới vào năm 1987.
Đức Thành và Nguyệt Lan trở một đôi nghệ sĩ nổi tiếng, họ cùng nhau sang Đức năm 1990, rồi sau đó là Canada năm 1996. Tuy nhiên sau đó cuộc hôn nhân của họ tan vỡ, nghệ sĩ Đức Thành tái hôn với người vợ mới là ca sĩ Nguyễn Phương Linh.

Nghệ sĩ Đức Thành từng được đài truyền hình ART của Canada bình chọn là nghệ sĩ có đóng góp lớn trong việc truyền bá, gìn giữ và phát triển âm nhạc truyền thống của Việt Nam. Để đạt được danh hiệu này, theo Đức Thành thì có 3 yếu tố cần phải có, đó là người nghệ sĩ không được làm nghề nào khác, đồng thời phải đào tạo được những học trò chuyên nghiệp, và phải có sự ảnh hưởng để lan tỏa được niềm đam mê âm nhạc cổ truyền đến với quần chúng.
Ngoài ra Đức Thành cũng từng biểu diễn cùng nghệ sĩ đàn tỳ bà nổi tiếng Trung Quốc – Liu Fang, tham gia biểu diễn cùng cố giáo sư Trần Văn Khê ở nhiều festival âm nhạc dân tộc quốc tế.
Hiện nay, hình ảnh nghệ sĩ Đức Thành ngồi trước cây đàn bầu trong mỗi tiết mục của chương trình Paris By Night vẫn là hình ảnh rất quen thuộc với khán giả khắp nơi trên thế giới.
Vào năm 2018, nghệ sĩ Đức Thành có về Việt Nam thực hiện liveshow lần đầu tiên sau gần 30 năm xa quê hương.
nhacxua.vn tổng hợp
Tuyển tập những sáng tác mới nhất của Nhạc sĩ LÊ DINH [1]
12,167 views•Nov 15, 2016
NS Lê Dinh Tuyển tập gồm những tác phẩm mới nhất của Nhạc sĩ Lê Dinh được thể hiện bởi tiếng hát: Trang Mỹ Dung, Mạnh Quỳnh (pre 75), Vi Thảo, Khắc Dũng, Minh Thảo, Lê Duy, Hương Giang.
Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hùng Lân – Tác giả của Khỏe Vì Nước, Việt Nam Minh Châu Trời Đông, Đêm Thánh Vô Cùng… Hùng Lân là nhạc sĩ và nhạc sư nổi tiếng của âm nhạc Việt Nam. Ông tác giả những ca khúc hùng ca nổi tiếng như Khỏe Vì Nước, Việt Nam Minh Châu Trời Đông, Tiếng Gọi Lên Đường, Rạng Đông…, Nhạc sĩ Hùng Lân cũng là người khởi xướng dùng tiếng Việt để hát thánh ca và đặt lời Việt cho bài Silent Night nổi tiếng có tựa đề là Đêm Thánh Vô Cùng, với các lời hát quen thuộc với công chúng suốt hưn 70 năm qua:“Đêm Thánh vô cùng,
giây phút tưng bừng…”.Ngoài ra, nhạc sĩ Hùng Lân còn là giáo sư âm nhạc nổi tiếng, là một trong những nhà sư phạm âm nhạc đầu tiên của tân nhạc Việt Nam. Ông cũng soạn ra nhiều sách dạy nhạc bằng tiếng Việt đầu tiên, với các bộ sách giáo khoa âm nhạc dạy ở trường phổ thông từ trước năm 1954.

Nói về sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Hùng Lân, có thể chia thành 3 chủ đề chính: Thánh ca, nhạc kêu gọi thanh niên và nhạc thiếu nhi.Thể loại nhạc kêu gọi thanh niên (tạm gọi là hùng ca) của nhạc sĩ Hùng Lân không nhiều, nhưng đều trở thành bất tử, đặc biệt là bài Khỏe Vì Nước không thể thiếu trong các sự kiện về thể thao trong giới học sinh và thanh niên cả trước và sau năm 1975.

Bài hát này kêu gọi thanh niên Việt Nam phải khỏe mạnh, tráng kiện, để có thể góp phần xây dựng đất nước:Khỏe vì nước kiến thiết Quốc Gia.
Đoàn thanh niên ta góp tài ba.
Tạo nguồn dân sinh mới hùng mạnh trong năm giới.Hợp lực xây hưng thịnh chung nước Nam.
Khỏe vì nước chí khí cương kiên.
Giống Lạc Hồng uy hùng vô biên.
Trong khốn nguy can trường sống thác ta coi thường.
Việt Nam thanh niên anh dũng muôn năm…https://www.youtube.com/watch?time_continue=1&v=JsUwPu80bck&feature=emb_title
Click để nghe ca khúc Khoẻ Vì Nước Tương tự như Khỏe Vì Nước, ca khúc Cô Gái Việt của Hùng Lân là một bản hùng ca rất phổ biến ở miền Nam trước 1975, thường được vang lên trong các dịp kỷ niệm Hai Bà Trưng, trong các dịp diễn hành của nữ quân nhân: Lời sông núi bừng vang bốn phương trời
Giục chúng ta đường phụng sự quyết tiến
Triệu Trưng xưa đẹp gương sáng muôn đời
Giòng máu thiêng còn đượm nồng vạn trái timhttps://www.youtube.com/watch?v=hsCKxVa1O5w&feature=emb_title
Click để nghe ca khúc Cô Gái Việt Bản hùng ca nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Hùng Lân là Việt Nam Minh Châu Trời Đông, từng được Việt Nam Quốc Dân Đảng sử dụng làm bài hát chính thức. Bài hát được sáng tác vào năm 1944, đạt giải nhất kỳ thi Âm Nhạc Toàn Quốc năm đó.Có thể nói Việt Nam Minh Châu Trời Đông là một tuyệt tác ca ngợi đất nước Việt Nam tươi đẹp, lịch sử Việt Nam hào hùng, dân tộc Việt Nam sẵn sàng xả thân để bảo vệ sơn hà: Việt Nam minh châu trời đông.
Việt Nam nước thiêng Tiên Rồng
Non sông như gấm hoa uy linh một phương.
Xây vinh quang ngất cao bên Thái Bình Dương.https://www.youtube.com/watch?time_continue=2&v=RefLbJdDmts&feature=emb_title
Click để nghe ca khúc Việt Nam Minh Châu Trời Đông Về mảng ca khúc thiếu nhi của Hùng Lân, đến nay có lẽ vẫn còn nhiều người từng là học sinh Tiểu Học ở Miền Nam trước năm 1975 nhớ đến bài hát đã thuộc lòng như một lời nhắc vui cho việc phải nhớ đánh răng mỗi ngày 2 lần – bài Thằng Tí Sún:Ê cái thằng Tí Sún Tí Sún,
Nhe cái răng nham nhở vô cùng
Vì nó lười đánh răng sớm tối
Lại ăn kẹo suốt ngày không thôi…https://www.youtube.com/watch?v=tkaijH0jx3g&feature=emb_title
Click để nghe ca khúc Thằng Tí Sún Ngoài ra còn phải kể đến ca khúc vui tươi và hồn nhiên dành cho các em bé đang còn chập chững tập nói, đó là Em Yêu Ai:Nếu hỏi rằng, em yêu ai
Rằng em thì em yêu mẹ này
Rằng em thì em yêu cha này
Yêu chị yêu anh, yêu hết cả nhà
Nhưng, nhưng nhất là yêu mẹ cơ… Một ca khúc khác nổi tiếng khác của nhạc sĩ Hùng Lân mà học sinh ngày xưa ai cũng biết và cũng thuộc, đó là Hè Về – bài hát mùa hè phổ biến nhất trong những năm thập niên 1950: Trời hồng hồng, sáng trong trong
Ngàn phượng rung nắng ngoài song…

Tiểu sử Nhạc sĩ Hùng Lân:Ông sinh ngày 23/6/1922 tại Hoàn Kiếm – Hà Nội, là người con thứ 4 trong một gia đình Công Giáo với 11 anh chị em. Ông tên thật là Hoàng Văn Cường, nhưng do nhầm lẫn, giấy khai sinh ghi là Hoàng Văn Hường, sau lại đổi là Hoàng Văn Hương.

Xuất thân trong gia đình Công giáo, từ năm 6 tuổi nhạc sĩ Hùng Lân được theo học tại trường tiểu học Gendreau (hiện nay là trường Hoàn Kiếm, phố Nhà Chung – Hà Nội), sau đó là trường các Sư Huynh Dòng Lasan Puginier.

Ngay từ bậc tiểu học, ông đã bắt đầu được học nhạc với Linh mục P. Dépaulis và được tuyển vào ban hợp xướng của nhà thờ lớn Hà Nội. Đó cũng là hình thức được tiếp xúc với âm nhạc thuở ban đầu thường thấy ở các nhà soạn nhạc nổi tiếng trên thế giới.Từ năm 1934 đến 1945, ông được học nhạc với linh mục J. Bouis tại Tiểu chủng viện Thánh Phêrô Hoàng Nguyên ở Phú Xuyên, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), rồi sau đó là Đại chủng viện Xuân Bích (Saint Sulpice) ở Hà Nội.Năm 1938, ông sáng tác nhạc phẩm đầu tay là Tiếng Gọi Lên Đường.

Thời điểm thập niên 1930-1940, các ca đoàn trong nhà thờ ở Việt Nam chỉ hát những bài hát Latin hoặc tiếng Pháp, có rất ít bài được dịch sang tiếng Việt. Vì vậy nhạc sĩ Hùng Lân cùng nhóm sinh viên đại chủng viện Xuân Bích Hà Nội tiên phong trong việc sáng tác những bài thánh ca Việt Nam theo thể loại mới. Tháng 7 năm 1945, nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh được thành lập, do ông làm Đoàn trưởng, có nhiều đóng góp tỏng việc sáng tác nhạc thánh ca. Riêng Hùng Lân đã xuất bản được 3 tập nhạc là “Ca vang lời Chúa 1,2,3” và khoảng 80 bài Thánh Vịnh Ứng Tác.

Năm 1944, ông giành cả 2 giải cao nhất của cuộc thi sáng tác tân nhạc do Hội Khuyến Nhạc Hà Nội tổ chức với 2 ca khúc Việt Mam Minh Châu Trời Đông và Rạng Đông.

Trong 2 năm 1945-1946, những điều không may liên tiếp kéo đến khi mẹ rồi sau đó đến cha của nhạc sĩ Hùng Lân lần lượt qua đời. Đây là lý do chính làm cho ông quyết định nghỉ học ở đại chủng viện để có điều kiện lo lắng cho các em hãy còn nhỏ. Bút hiệu “Hùng Lân” được ông ghép từ hai tên của người em thứ 5 và thứ 8, cho thấy nhạc sĩ Hùng Lân rất thương yêu các em mình.Ngoài ra, khi sáng tác thánh ca ông còn dùng các bút hiệu khác là Nam Hoa (nghĩa là hoa miền Nam) và Lâm Thanh (nghĩa là âm thanh trong rừng).Từ năm 1946, nhạc sĩ Hùng Lân bắt đầu đi dạy nhạc, ban đầu là ở trường Kẻ Giảng, gần quê mẹ của ông ở Phủ Lý – Hà Nam. Trong cùng năm này, ông viết Khỏe Vì Nước. Bài hát nhanh chóng được phổ biến và trở thành bài hát chính cho phong trào thể dục thể thao. Ngày 26 tháng 5 năm 1946, nhân ngày hội khỏe đầu tiên của nước VNDCCH, thanh niên và Tự vệ Thủ đô Hà Nội đã trình diễn bài thể dục đồng diễn trên nền bài Khỏe Vì Nước. Từ đó, cái tên Hùng Lân trở nên nổi tiếng.Thời gian này ông cũng tham gia Việt Minh, nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên quay lại Hà Nội dạy âm nhạc ở trường Chu Văn An từ năm 1948. Trước năm 1945 trường này mang tên là Trường Trung học Bảo hộ, thường được gọi là Trường Bưởi.

Tại ngôi trường này, có 2 người là học trò của nhạc sĩ Hùng Lân sau này trở thành NSND, nổi tiếng với dòng nhạc đỏ là Quý Dương và Trần Hiếu. Ông Quý Dương nhớ lại: “Tất cả học sinh chúng tôi được học âm nhạc của thầy Hùng Lân, thầy Hùng Lân dạy rất hay, rất nhiệt tình, tận tụy. Một lớp của tôi những 50 học sinh, trong giờ giảng của mình, thầy giáo tuy không thể có thời gian dành riêng cho một học sinh, nhưng âm nhạc và những lời dạy của thầy cứ thấm dần vào tôi khiến tình yêu âm nhạc trong tôi ngày một lớn”.Năm 1949, ông soạn sách dạy âm nhạc khai tâm và sơ đẳng gồm hai tập mang tên Cây Đàn Sống được NXB Thế Giới ở Hà Nội ấn hành. “Bộ sách giáo khoa âm nhạc cho lớp đệ Thất, đệ Lục, đệ Ngũ, đệ Tứ” (tức các lớp phổ thông cấp 2 ngày nay) cũng được nhà xuất bản này cho ra đời trong năm 1952, 1953. Có thể nói ông là người đầu tiên soạn sách giáo khoa dạy âm nhạc trong nhà trường phổ thông.

Năm 1951, Hùng Lân lập gia đình với bà Nguyễn Thị Dung – một thiếu nữ hát rất hay, đã từng hát đơn ca trong ca kịch Tục Lụy của Lưu Hữu Phước và Thế Lữ. Họ và có sáu con gái, một trai.

4 ái nữ của nhạc sĩ Hùng Lân

Đến năm 1954, gia đình nhạc sĩ Hùng Lân di cư vào Nam. Ông trở thành giáo sư âm nhạc của trường Ca vũ nhạc Phổ thông Sài Gòn (tiền thân của trường Quốc Gia Âm Nhạc) và cũng là trưởng ban Phát thanh Nha Tổng Giám đốc Thanh niên và Thể thao Sài Gòn. Ông nội của Hùng Lân vốn là người vùng Sa Đéc, nên cuộc di cư của ông năm 1954 có thể xem là trở về quê hương gốc gác.

Năm 1956, Hùng Lân là một trong những nhạc sĩ đầu tiên tham gia sáng lập Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn danh tiếng. Từ năm 1957 ông là giáo sư dạy ký-xướng âm tại đây.


Năm 1957, Hùng Lân tham dự Hội Nghị Âm nhạc Đông Nam Á ở Manila. Cùng thời gian này, ông thành lập và làm trưởng ban Ca đoàn Thiên Thanh, hợp tác với đài phát thanh Sài Gòn và đài phát thanh Quân Đội.

Năm 1963, ông tốt nghiệp Cử Nhân Giáo khoa Văn Chương Pháp ở Đại học Văn Khoa Sài Gòn rồi về làm việc ở Trung Tâm Học Liệu.Năm 1965, ông được đề cử phụ trách khâu Phát thanh Học đường.

Phía sau nhạc sĩ Hùng Lân có ca sĩ Trần Ngọc (tức nhạc sĩ Tuấn Khanh – áo đen)Năm 1967, ông được cử đi tu nghiệp về Giáo dục và Truyền thanh tại đại học Syracuse, tiểu bang New York (Hoa kỳ).

Năm 1968 trở về nước, ông là tác giả của chương trình “Đố Vui Để Học” đầu tiên do Trung tâm Học liệu phát hình trên đài truyền hình Sài Gòn từ năm 1969 đến tháng 4 năm 1975.

Trong thời gian này ông còn đóng góp cho âm nhạc Việt Nam nhiều công trình nghiên cứu âm nhạc giá trị, chủ yếu là lĩnh vực nhạc dân tộc. Ông cũng soạn cuốn Sư phạm Âm nhạc Thực hành dùng cho chương trình đào tạo các giáo viên tiểu học.

Từ năm 1971 cho đến năm 1975, ông về Trường Sư phạm thuộc Đại học Đà Lạt dạy môn Sư phạm Âm nhạc.

Sau tháng 4 năm 1975, nhạc sĩ Hùng Lân dạy nhạc tại tư gia trên đường Nguyễn Văn Thủ, Q1.

Ngày 17/9/1986, ông qua đời vì trọng bệnh và tuổi già sức yếu, để lại trên 900 tác phẩm âm nhạc bao gồm các sáng tác và biên soạn.Đông Kha – n
Paris By Night 70 – Tình Khúc Lê Dinh
207,392 views•Sep 10, 20201.2K119ShareSaveThuy Nga 4.02M subscribers Paris By Night 70 – Tình Khúc Lê Dinh 1. Đường Về Khuya (Minh Kỳ, Lê Dinh) Bảo Hân, Trúc Lam, Trúc Linh 2:21 2. Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao – Hoàng Oanh 19:02 3. Phỏng Vấn Hoàng Oanh 24:38 4. Nếu Mai Này – Thế Sơn 31:35 5. Huế Buồn – Như Quỳnh 41:07 6. Tấm Ảnh Ngày Xưa – Trường Vũ 51:27 7. Chiều Lên Bản Thượng – Phi Nhung 1:01:07 8. Chữ Tình – Mạnh Quỳnh 1:11:08 9. LK Cánh Thiệp Hồng & Ngang Trái – Hạ Vy 1:22:23#thuynga#parisbynight#ledinh ©2003 published by Thuy Nga under license **Các video trên Thuy Nga Youtube Channel (http://www.youtube.com/thuynga) đã được đăng ký bản quyền với YouTube. Vui lòng không sao chép, re-upload dưới mọi hình thức. **Mọi hành vi sao chép, re-upload có thể dẫn đến việc tài khoản của bạn bị khóa vĩnh viễn. == Video hấp dẫn nhất nằm trong link này http://channel.thuynga.online/haynhat/ FOLLOW THUY NGA PARIS BY NIGHT: ☞ Facebook: https://www.facebook.com/ThuyNgaPBN/ ☞ Instagram: https://www.instagram.com/thuynga_off… ☞ Thuy Nga Youtube: http://channel.thuynga.online/ThuyNga… ☞ Hài Official: http://channel.thuynga.online/haioffi… ☞ Thuy Nga Karaoke: http://channel.thuynga.online/ThuyNga… ☞ Thuy Nga Radio: http://channel.thuynga.online/ThuyNga… ☞ MC Nguyễn Ngọc Ngạn Youtube: http://channel.thuynga.online/NguyenN… ☞ Website: http://www.thuyngashop.com ☞ Website mua hàng tại Việt Nam: http://www.thuynga.online
Music in this video
Learn more
Listen ad-free with YouTube Premium
Song
Paris By Night 70 – Tình Khúc Lê Dinh
Artist
Hoàng Oanh
The Jimmy Show | Nhạc sĩ Lê Dinh | SET TV http://www.setchannel.tv
31,880 views•Jan 15, 202044411ShareSaveSaigon Entertainment Television 158K subscribers SAIGON ENTERTAINMENT TELEVISION (SET CHANNEL) 10531 Garden Grove Blvd. Garden Grove, California Tel: 714-266-3666 Email: [email protected] Youtube: https://www.youtube.com/saigonenterta… Facebook: https://www.facebook.com/setchannel/ Download SET GROUP TV trên IOS hoặc Android để xem được nhiều đài Việt Ngữ miễn phí http://www.setchannel.tv Thân chủ quảng cáo cần quảng bá thương hiệu của mình đi khắp Hoa Kỳ, Canada, Úc, và Châu Âu. Xin liên lạc với đài truyền hình SET (Saigon Entertainment Television) INTERNATIONAL HOME SHOPPING 9822 Bolsa Avenue, Suite D Westminster, CA 92683 1-877-620-7467 Email: [email protected]
Nhạc sư – Nghệ sỹ Ưu tú Ba Tu
21,542 views•Jul 2, 2018738ShareSaveDang Hoanh Loan 6.44K subscribers Bậc thầy Đờn ca tài tử: Nhạc sư – Nghệ sĩ Ưu tú Ba Tu đã nhập môn cho tôi về lối học nhạc đờn tài tử Nam bộ. Hôm nay, sau hơn 5 năm Đờn ca Tài tử Nam Bộ được thế giới vinh danh là « Di sản Văn hóa phi vật thể Đại diện của nhân loại » tôi trích đôi lời giải thích của nhạc sư Ba Tu về nhạc đờn tài tử thành một video. Đây là lời cám ơn chân thành của tôi tới Tài tử bậc thầy Ba Tu, người đã nhập môn cho tôi về nhạc đàn Tài tử. Video cũng là nguồn tư liệu chân thật, gửi tới các bạn, những người muốn tìm hiểu, hoặc có í định nhập môn hình thức âm nhạc truyền thống tuyệt vời này.
Các câu hỏi về nhạc sĩ Hồ Kym Thanh (1925 – 2006) là ai
Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê nhạc sĩ Hồ Kym Thanh (1925 – 2006) là ai hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết nhạc sĩ Hồ Kym Thanh (1925 – 2006) là ai ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết nhạc sĩ Hồ Kym Thanh (1925 – 2006) là ai Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết nhạc sĩ Hồ Kym Thanh (1925 – 2006) là ai rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!
Các Hình Ảnh Về nhạc sĩ Hồ Kym Thanh (1925 – 2006) là ai
Các hình ảnh về nhạc sĩ Hồ Kym Thanh (1925 – 2006) là ai đang được chúng mình Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư [email protected] Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé
Tra cứu dữ liệu, về nhạc sĩ Hồ Kym Thanh (1925 – 2006) là ai tại WikiPedia
Bạn nên xem thêm thông tin về nhạc sĩ Hồ Kym Thanh (1925 – 2006) là ai từ trang Wikipedia tiếng Việt.◄ Tham Gia Cộng Đồng Tại???? Nguồn Tin tại: Moviee.vn
???? Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : https://moviee.vn/giai-tri/