Nhạc sĩ Nguyễn Thanh Phúc: Sáng xuân nay lại trở về quê mẹ

Cập nhật ngày 02/08/2022 bởi Mỹ Chi

Bài viết Nhạc sĩ Nguyễn Thanh Phúc: Sáng xuân nay lại trở về quê mẹ thuộc chủ đề về Người thành đạt thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng Moviee tìm hiểu Nhạc sĩ Nguyễn Thanh Phúc: Sáng xuân nay lại trở về quê mẹ trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem nội dung : “Nhạc sĩ Nguyễn Thanh Phúc: Sáng xuân nay lại trở về quê mẹ”

Công dân danh dự của tỉnh Hà Giang

Nhạc sĩ Thanh Phúc (Nguyễn Thanh Phúc) sinh năm 1933, quê ở Đường Lâm (đất Hai Vua) thuộc xứ Đoài (Sơn Tây, Hà Nội). Ông là con của liệt sĩ Nguyễn Văn Chung, hi sinh ở Hà Giang, trong kháng chiến chống Pháp. Vì thế ông coi Hà Giang là quê hương thứ 2 của mình.

Năm 13 tuổi, Thanh Phúc đã tham gia Đội Văn nghệ Tuyên truyền kháng chiến thuộc Ty Thông tin Phú Thọ, sau đó qua nhiều đơn vị công tác như Văn công Đại đoàn 312, Đoàn Ca Múa Tổng cục Chính trị, rồi Đoàn Văn công Quân chủng Phòng không – Không quân. Từ năm 1968, ông là biên tập buổi phát thanh Văn nghệ Quân đội của Đài Tiếng nói Việt Nam đến khi nghỉ hưu năm 1989.

Trong 5 ca khúc tiêu biểu được giải thưởng Nhà nước của nhạc sĩ Thanh Phúc, có 2 ca khúc “Người Mèo ơn Đảng” và “Hà Giang quê tôi” ông viết về con người và vùng đất Hà Giang.

Nhạc sĩ Thanh Phúc
Nhạc sĩ Thanh Phúc

Là thành viên của đội tuyên truyền, sống ở núi rừng Tây Bắc, Việt Bắc, trong kháng chiến chống Pháp, cuộc sống của người Mông với tiếng khèn rộn ràng của trai gái giao duyên, nhạc sĩ đã khéo léo đưa vào nét nhạc trong ca khúc “Người Mèo ơn Đảng”, khiến ca khúc này mang đậm dấu ấn dân ca Mông. Người Mông tự hào coi bài ca “Người Mèo ơn Đảng” là bài ca truyền thống của dân tộc. Tiếng hát vang lên trong lễ hội, trong mỗi dịp tết đến, xuân về, đã trở thành bài ca đi cùng năm tháng…

Mọi Người Cũng Xem   Nghệ sỹ nhân dân Vương Hà: Tình yêu dài suốt cuộc đời

Ca khúc “Hà Giang quê tôi” cũng là tiếng lòng của nhạc sĩ Thanh Phúc với quê hương Hà Giang. Nhạc sĩ kể: “Trong một lần ra thăm mộ cha trong nghĩa trang liệt sĩ của thị xã Hà Giang, tôi nghe tiếng còi tầm từ một nhà máy trong thị xã vang lên. Chợt lòng tôi dấy lên một niềm vui, phấn khởi, vì miền quê thứ hai của mình đang thay da đổi thịt, tiến lên cuộc sống công nghiệp mới. Ý thơ và tứ nhạc ùa về tuôn chảy làm nên ca khúc Hà Giang quê tôi… nơi biên cương… là đây/ Có rừng cây thiên nhiên xanh biếc một màu/ Đây Hà Giang, đây Hà Giang quê chúng tôiCó đường đi trong mây lên tới cổng trời/ Đây vùng cao quê hương đang đổi mới/ Điện về muôn nơi vui tiếng trẻ thơ/ Đây cầu Thanh niên cho những ai hẹn hò/ Những nhà máy lại vang tiếng còi tầm/ Tiếng nhạc ngựa đi theo nguồn hàng/ Về Yên Biên vui chợ phiên” . Bài hát đã trở thành niềm tự hào, là khúc nhạc hiệu của quê hương Hà Giang.

Ngoài ra, nhạc sĩ còn sáng tác tới 60 ca khúc khác cũng về quê hương Hà Giang, chính vì thế ông được tỉnh này công nhận là công dân danh dự.

Không chỉ có nhiều ca khúc viết cho tỉnh Hà Giang, nhạc sĩ Thanh Phúc còn có nhiều ca khúc viết cho các tỉnh thành trong cả nước, được Nhân dân mến yêu.

Người phát hiện, nâng đỡ nhiều tài năng âm nhạc.

Với 43 năm tuổi quân, thì có tới 21 năm nhạc sĩ Thanh Phúc làm biên tập viên cho chuyên mục “Chiến sĩ ta ca hát” trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam.

Tiếp xúc với phong trào ca hát quần chúng trong các binh chủng, quân chủng, nhạc sĩ phát hiện và bồi dưỡng nhiều giọng hát hay của các chiến sĩ, ông như người gieo trồng những hạt nhân văn nghệ quần chúng. Nhiều giọng hát hay qua phát hiện và bồi dưỡng của nhạc sĩ Thanh Phúc đã thành danh, như Dương Minh Đức ở Đại học Kĩ thuật Quân sự sau là Đại tá, Nghệ sĩ Ưu tú, Phó Hiệu trưởng Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội; Bế Minh Tâm ở Cục Vật tư; Thanh Vinh ở Nhà máy Z133 nay thành ca sĩ Nghệ sĩ Ưu tú của Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc; Quỳnh Hợp ở Binh chủng Thông tin trở thành nhạc sĩ chuyển về Đài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh; Hồng Liên ở Cục Quân nhu sau chuyển về Ban âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam trở thành Nghệ sĩ Ưu tú….

Mọi Người Cũng Xem   Nhà soạn nhạc Nguyễn Thiện Đạo – Tiểu sử

Cố Thiếu tướng, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa quân đội – nhạc sĩ An Thuyên, khi công tác ở Đoàn văn công Quân khu 4 năm 1977 đã được nhạc sĩ Thanh Phúc phát hiện tài năng âm nhạc. Ông gợi ý An Thuyên nên đi học ở Nhạc viện Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp nhạc viện, năm 1988 An Thuyên về Phòng Văn nghệ Quân đội công tác, mối quan hệ giữa nhạc sĩ Thanh Phúc và nhạc sĩ An Thuyên thêm gần gũi, họ coi nhau như người bạn vong niên.

Nhạc sĩ Thanh Phúc cũng là người có nhiều ca khúc phổ thơ của các nhà thơ, trong đó bài thơ “Nhớ giọng hát Bác Hồ” của nhà thơ Tạ Hữu Yên và bài thơ “Chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi” của nhà thơ Hải Hồ, được nhạc sĩ phổ nhạc, chính là 2 trong số 5 ca khúc làm nên tên tuổi nhạc sĩ Thanh Phúc được Giải thưởng Nhà nước.

Sau khi nghỉ hưu sức khỏe yếu lại mang trọng bệnh, nhưng nhạc sĩ Thanh Phúc vẫn sống lạc quan, vẫn sáng tác văn học, đã xuất bản 2 tiểu thuyết và nhiều tập truyện ngắn.

Trở về với quê đất Hai Vua

Vợ chồng nhạc sĩ Thanh Phúc
Vợ chồng nhạc sĩ Thanh Phúc

Đằng sau sự thành công của nhạc sĩ Thanh Phúc là bóng dáng người vợ hiền, người bạn tri kỉ của ông – bà Đặng Thị Nguyên. Bà không chỉ động viên ông sáng tác, mà còn là người biên tập, lưu giữ những tác phẩm của ông. Cả lúc ông còn khỏe, đến khi ông đau ốm, bà luôn ở bên, chăm sóc ông như hình với bóng.

Mọi Người Cũng Xem   Diễn viên đóng vai phản diện: Bị ném đá đã là thành công!

Chỉ đến khi ông tắt hơi thở, nhẹ nhàng ra đi, bà Nguyên mới rời Bệnh viên TW Quân đội 108 sau những ngày cuối cùng chăm sóc ông ở bệnh viện.

Nhạc sĩ Thanh Phúc – người con ưu tú của quê hương Đường Lâm đất cổ Hai Vua, xa quê vừa trọn 75 năm, sáng xuân nay lại trở về quê mẹ trong cõi vĩnh hằng. Xin dâng nén hương thơm, thay lời thành kính biệt li người nhạc sĩ tài hoa./.



Các câu hỏi về nhạc sĩ Nguyễn Thanh Phúc (1933-2020) là ai


Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê nhạc sĩ Nguyễn Thanh Phúc (1933-2020) là ai hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết nhạc sĩ Nguyễn Thanh Phúc (1933-2020) là ai ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết nhạc sĩ Nguyễn Thanh Phúc (1933-2020) là ai Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết nhạc sĩ Nguyễn Thanh Phúc (1933-2020) là ai rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!

Các Hình Ảnh Về nhạc sĩ Nguyễn Thanh Phúc (1933-2020) là ai


Các hình ảnh về nhạc sĩ Nguyễn Thanh Phúc (1933-2020) là ai đang được chúng mình Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư [email protected] Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé

Tìm thêm báo cáo về nhạc sĩ Nguyễn Thanh Phúc (1933-2020) là ai tại WikiPedia

Bạn nên tham khảo thông tin chi tiết về nhạc sĩ Nguyễn Thanh Phúc (1933-2020) là ai từ trang Wikipedia.◄ Tham Gia Cộng Đồng Tại

???? Nguồn Tin tại: Moviee.vn

???? Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : https://moviee.vn/giai-tri/

Related Posts

About The Author

Add Comment