Bài viết Duy Nhuong PHAM thuộc chủ đề về Người thành đạt thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng Moviee.vn tìm hiểu Duy Nhuong PHAM trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem nội dung : “Duy Nhuong PHAM”
Phạm Duy Nhượng (1919-1967) là người anh thứ hai của nhạc sĩ Phạm Duy. Là một nhà giáo, một nghệ sĩ tài tử, Phạm Duy Nhượng cũng đã để lại cho nền Tân nhạc Việt Nam một số ít tác phẩm, nhưng bài nào cũng có giá trị. TIỂU SỬ»
(Thông qua lời kể của nhạc sĩ Phạm Duy)
Từ lúc sinh ra cho tới khi trưởng thành, tôi và người anh thứ hơn tôi hai tuổi — Phạm Duy Nhượng — có khoảng 16 năm sống gần nhau. Kém tuổi người anh cả trong gia đình tới hơn 10 năm cho nên chúng tôi là những đứa em rất xa lạ đối với người anh lớn Phạm Duy Khiêm. Ðó là chưa kể anh Khiêm đi du học bên Pháp trong bẩy năm trời, khi trở về với gia đình vào năm 1935 thì đã trở thành một ông Giáo Sư Thạc Sĩ, đối xử với mọi người và nhất là với các em như một ”ông Tây”.
Ngược lại, tôi rất thân với anh Nhượng. Trong một gia đình thiếu người cha, vắng người anh nhưng tuổi niên thiếu của chúng tôi rất lành mạnh, chúng tôi không bị lôi cuốn vào những thú vui không tốt như đánh bạc, hút thuốc. Ngoài những trò chơi như đánh đáo, đá cầu, đá bóng, chạy thi… tôi và anh Nhượng còn có chung một cái thú là đọc sách, giữ sách. và ca hát, đánh đàn. Lúc đó đàn mandoline là thứ đàn rẻ tiền dễ chơi, bài hát không nhiều, phần nhiều là bài Tây, cổ điển hay tân thời. Tôi còn nhớ những cuốn tiểu thuyết đang thịnh hành như VANG BÓNG MỘT THỜI, HỒN BƯỚM MƠ TIÊN hay LOAN VÀ DŨNG mà anh em chúng tôi để dành tiền ăn sáng để mua, trang nào cũng có những nét bút chì mầu, gạch dưới những câu văn hay, những ý tưởng đẹp. Và nhớ tới những bản nhạc Ý Ðại Lợi như MARTHA của Bellini, hay nhạc Nam-Mỹ như LA PALOMA, chơi trên đàn ”măng đô” là đúng điệu nhất, hai anh em thi nhau xem ai ”vê ” ròn rã hơn ai…
Anh Nhượng chăm học và ít ham chơi hơn tôi nhiều. Anh luôn luôn đứng đầu trong các lớp ở Trường Nguyễn Du. Có lẽ vì anh bị bệnh thương hàn lúc còn bé rồi mang tật méo mồm nên anh có một đời sống hơi khép kín. Tài hoa của anh chỉ có dịp phát tiết ra ngoài khi, về sau, tôi kéo anh vào chơi trong một lĩnh vực nghệ thuật mà tôi đang cổ võ : phổ biến một nền âm nhạc mới toanh, so với nền nhạc cổ đang suy tàn.
Sau khi anh Khiêm ở Pháp về và anh Nhượng đã tốt nghiệp ở trường Bưởi, nếu có thể thì người anh thứ của tôi cũng đi du học bên Tây và sẽ cũng thành công như người anh lớn. Nhưng anh Nhượng đã phải vào học tại Trường Sư Phạm để ít năm sau trở thành một thầy giáo, được phái đi gõ đầu trẻ tại tỉnh lỵ Hưng Yên. Mẹ tôi và người chị chưa lấy chồng không ở với anh Khiêm ở Hà Nội mà đi theo anh Nhượng về Hưng Yên.
Sau khi bỏ học tại hai trường Thăng Long và Bách Nghệ rồi bỏ nhà đi giang hồ ít lâu, tôi cũng về Hưng Yên sống với Mẹ, chị Trinh và anh Nhượng trong một hai năm, tại đây tôi đi làm thư ký cho một ông Lục Sự tại Toà Án để không phải ăn bám vào gia đình.
Là ông giáo tại tỉnh Hưng Yên, vào thời kỳ người Pháp đang thua trận ở ”mẫu quốc” nên tạo ra Phong Trào Thể Dục Thể Thao tại các thuộc địa để thu hút thanh niên, anh Nhượng được giao cho việc huấn luyện học sinh trong truờng về các môn điền kinh như nhẩy cao, nhẩy xa, chạy nhanh 100 thước v.v… Những buổi chiều trên sân vận động, tôi lại có dịp vui chơi với anh mình qua hai môn chạy nhanh và nhẩy cao.
Thế rồi, cuộc đời làm cho anh em tôi phải xa nhau, tôi thì bỏ nhà đi Bắc Giang, Moncay rồi đi theo một gánh hát lưu diễn từ Bắc vào Nam, anh Nhượng thì lấy vợ là Hoàng Thị Sâm, học trò của mình và là cô con gái nhà lành đẹp nhất Hưng Yên. Trong khi tôi đi xa và không hề có thư từ liên lạc gì với gia đình thì ở nhà, chị Sâm đẻ cho anh Nhượng hai đứa hai con trai, rồi chị dâu tôi bất ngờ qua đời vì bệnh thương hàn do sự cẩu thả của ông bác sĩ tỉnh nhỏ. Mẹ tôi, chị tôi vẫn ở với anh Nhượng cho tới ngày Sở Học Vụ thuyên chuyển anh tôi đi Thái Nguyên thì Mẹ tôi và chị tôi cùng đi Thái Nguyên sống với anh Nhượng…
Từ Ðà Nẵng là nơi gánh hát đang dừng chân trên đường lưu diễn, tôi tạt về thăm gia đình ở Thái Nguyên trong dịp Tết 1943. Tỉnh lỵ Thái Nguyên cũng buồn tẻ vắng ngắt như tỉnh lỵ Hưng Yên. Người anh góa bụa bây giờ dường như đắm mình vào sự đau khổ cho nên chúng tôi cùng nhau vui chung ba ngày Xuân mới trong sự thầm lặng. Nói về cái chết của chị dâu tôi, Mẹ tôi còn cho tôi biết thêm rằng, sau ngày vợ chết, trong mấy năm liền, anh Nhượng luôn luôn giở những chiếc áo dài của vợ ra coi rồi ngồi ôm mặt khóc.
Rồi hai anh em lại xa nhau. Tôi chỉ gặp lại anh Nhượng vào năm 1947, khi trên đường kháng chiến, tôi tới Thái Nguyên. Mẹ tôi và chị tôi đã về Hà Nội từ lâu, Anh Nhượng sống một mình trong thành phố đã bị phá hủy, nhưng sau đó vài năm, anh tái hôn với một cô gái Thái Nguyên rồi vợ chồng kéo nhau về Hà Nội, lúc đó tôi cũng đã giã từ kháng chiến để vào sinh sống tại Saigon trong năm 1950.
Khi tôi mang đoàn GIÓ NAM ra trình diễn tại Hà Nội vào năm 1953, thấy anh Nhượng ngỏ ý muốn di cư vào Nam, tôi bèn giúp anh phương tiện để cùng vợ con đáp máy bay vô Saigon. Trước tiên, anh chị Nhượng và mấy đứa con ở chung với gia đình tôi rồi sẽ dọn qua một căn nhà nhỏ ở giữa ngõ E đường Chi Lăng, Phú Nhuận (nhà tôi ở đầu ngõ) sau khi đã tìm được việc dạy học tại một trường tư ở Thủ Ðầu Một.
Ðời sống của một giáo viên tỉnh nhỏ, dù dưới thời Pháp thuộc hay sau khi nước Việt Nam đã trở thành một nước Cộng Hoà, dù là giáo viên ăn lương Nhà Nước hay là giáo viên tư thục, cũng đều là một đời sống chỉ đủ ăn nếu không muốn nói là nghèo.
Không biết anh tôi khởi sự hút thuốc lá vào lúc nào, nhưng khi thường xuyên sống gần anh trong những ngày Phú Nhuận, tôi thấy anh ”đốt” trong một ngày tới ba bốn bao thuốc lá… thì tôi sợ cho anh quá. Quả nhiên, vào năm 1967 anh Nhượng chết vì bệnh ung thư phổi, để lại một vợ trẻ và một đàn con thơ dại.
-o0o-
Là một nhà mô phạm, xuất thân từ một gia đình — gọi là gia giáo — lại thêm mặc cảm miệng méo từ nhỏ tới lớn, anh Nhượng rất khép kín của tôi được coi như là một người ngoan hiền và dễ thương… hơn thằng em út là cái chắc !
Nhưng trong anh cũng như trong anh Khiêm và trong tôi, đã có sẵn máu văn nghệ của bố chúng tôi, cụ Phạm Duy Tốn, người đã có ít nhiều thành tích trong làng văn, làng báo Việt Nam hồi đầu thế kỷ. Máu văn nghệ trong anh Nhượng sẽ có dịp chảy mạnh khi có cơ hội rời bỏ bảng đen và thước kẻ để cầm đàn hay dùi trống… như khi cuộc Cách Mạng Mùa Thu năm 45 nổ ra, kéo theo Cuộc Kháng Chiến năm 46 và Phạm Duy Nhượng đương nhiên trở thành trưởng đoàn văn nghệ học sinh ở Thái Nguyên.
Cũng như tôi, anh biết đánh đàn và nghe nhạc cổ điển, nhạc bình dân (POP) của Âu Tây từ ngày còn bé, biết nhạc dân tộc cổ truyền từ khi hai chị tôi học đàn tranh nơi bà Ấm Chung ở Hà Nội, biết thưởng thức Chèo, Cải Lương khi ở Hưng Yên. Anh chỉ không có dịp đi sâu vào các loại nhạc dân ca như Hát Quan Họ, Hát Giặm, Hát Lượn … như tôi khi đi lang thang khắp mọi nơi trong đất nước.
Lúc anh khởi sự viết ca khúc là lúc tôi ở gần anh, tôi có kinh nghiệm nào về cách sử dụng nét nhạc, lời ca hay bố cục là tôi đều trao đổi với cho anh. Thật tiếc cho anh, khi phải chọn nghề giáo là chính, chỉ viết nhạc bằng tay trái trong những khi rảnh rỗi. Vì sống với đám môn sinh cho nên luôn luôn phải làm người mô phạm hơn là làm người phóng dật (tôi không cho nghệ sĩ phải là người phóng đãng), vốn là con người khép kín, anh lại càng phải khép kín hơn. Chỉ những khi viết nhạc, nhất là nhạc hài hước, anh mới cho ta thấy anh cũng là con của một người viết nhiều chuyện tiếu lâm. Nhưng bài ca hài hước của anh không dung tục một chút nào. Một câu ca dao ngắn ngủi về mẹ chồng nàng dâu, nhờ Phạm Duy Nhượng đã trở thành bài hát BA BÀ MẸ CHỒNG đầy ý nhị. Hai bài hát thuộc loại nhạc tình cảm của anh cũng không tầm thường như đa số bài hát bình dân trong thời đại anh sống.
TÁC PHẨM»
Nhạc Ðường Xa
Chiều Ðô Thị
Tà Áo Văn Quân
Ba Bà Mẹ Chồng
Ai Lên Xe Buýt
Hài Kịch Sơn Tinh Thủy Tinh
Musicien:
http://khanhly.net/phoxua/tm.asp?m=28671&mpage=1
Ba Bà Mẹ Chồng
Nhạc và lời : Phạm Duy Nhượng
Ban AVT
Tôi nghĩ đến chuyện đời dang dở
Kể từ thời ông Bành Tổ về sau
Con người ta ăn ở với nhau
Khác nào như thể nàng dâu với mẹ chồng…
Nàng dâu hay kể xấu mẹ chồng
Như Nga với Mỹ rõ một lòng thương nhau
Còn mẹ chồng thì sao ?
Còn mẹ chồng lại tố khổ nàng dâu
Như hai cô ca sĩ có khen nhau bao giờ ?
Ba bà đi bán lợn xề
Ba bà đi bán lợn xề
Ấy thế mới gặp ngày hôm nay là ngày thứ sáu
Ba bà lóc cóc
Ba bà lóc cóc, ba bà trở về lon ton…
Ði bán lợn con
Chứ ba bà này bây giờ thời đi bán bán lợn con
Hôm này là cái hôm cấm thịt
Bà ới cũng lon ton, ấy lon ton trẩy, trẩy về…
Ði đường xa có bạn bè
Ði đường xa có bạn bè
Ấy thế mới chuyện trò loanh quanh
Ba bà nói xấu
Ba bà bới móc
Ba bà bốn mối năm bè kể tội con dâu
Kể tội con dâu…
Than vãn một câu
Chứ bà đi đầu thời thì than vãn một câu
Ối thôi là ối thôi nói chuyện
Bà ới đến nàng dâu, đến nàng dâu mà, mà buồn
— Nàng dâu bà reng? Nói nghe coi
— Ðể thủng thẳng ta nói, chứ làm gì mà gấp vậy?
Nàng dâu nhà tôi
Ới a cầm tinh con Hợi
Vừa ngu lại vừa dại
Vừa béo lại vừa đen
Mắt trắng môi thâm
Lưng bằng cái tủ
Người hôi như cú
Ðầu tóc bù xù
Ðầu tóc thơm tho như cái ổ chuột trù…
Làm chậm như rùa
Ăn như ăn cướp
Nói sau quên trước
Ruột để ngoài da
Suốt ngày tơ tưởng đến cái cô hàng quà
Ới dâu ơi là dâu
Ới râu ơi là rầu….
— Còn con dâu bà làm sao, bà nói thử nghe coi
— Con dâu tôi nó giống bà, hai đứa nó cũng rứa, giống nhau. Dâu tôi ri…
Cô nàng dâu quý nhà bà
Cô nàng dâu quý nhà bà
Ấ thế mới gặp nàng dâu tôi
Cá mè một lứa
Dâu bà dâu tôi
Cá mè cá diếc cũng là một bè như nhau
Một bè như nhau…
Nói xấu nàng dâu
Chứ không khi nào bây giờ thời tôi nói xấu nàng dâu
Thân tôi là cái thân ba vạ
Bà ới rước con dâu, rước con dâu về mà thờ !
Trong nhà tôi có mẹ già
Trong nhà tôi có mẹ già
Ấy thế mới gặp bà con dâu
Ðêm nằm nó ngáy
Ðêm nào đêm nấy
Nó nằm nó ngáy như là gọi đò sang sông
Gọi đò sang sông
Nó quét chửa xong
Hễ bảo quét nhà thời bẩy ngày nó quét chửa xong
Hễ ăn là nó ăn tém tẹm
Bà ới hết nồi trong nồi ngoài…
— Còn dâu bà ni, reng ? Nói đi coi
— Con dâu của thì khác hẳn con dâu của các bà. Ðây này…
Nàng dâu nhà tôi
Ới a cầm tinh con Ngọ
Vừa ngon lại vừa ngộ
Vừa khéo lại vừa khôn
Mặc juýp eo thon
May quần xít hẹp
Với mô by lét
Chạy khắp Sè gòn
Chạy khắp phom phom như cái kiểu ngựa lồng
Nhiều cậu si tình cay như cay ớt
Kéo nhau xúm xít chầu chực bon chen
Suốt ngày ngơ ngẩn đứng cái bên cột đèn
Ới dâu ơi là dâu
Ới râu ơi là rầu….
— Bà ni có phước đó bà !
Ba bà đi bán lợn xề
Ba bà đi bán lợn xề
Ấy thế mới gặp ngày hôm nay ông trời đi vắng
Có bà sống sót
Có bà yếu chí
Có bà từ tuyệt con dâu
Từ tuyệt con dâu
Ðình chiến nàng dâu
Có mấy khi nào mẹ chồng thời đình chiến với nàng dâu
Ối thôi là thế gian hết loạn
Bà ới sắp mau mau, sắp mau mau hoà, hoà bình
Mẹ chồng đình chiến nàng dâu…
Nguồn: nguoitinhgia.com
_____________________________
Các câu hỏi về nhạc sĩ Phạm Duy Nhượng (1919-67) là ai
Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê nhạc sĩ Phạm Duy Nhượng (1919-67) là ai hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết nhạc sĩ Phạm Duy Nhượng (1919-67) là ai ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết nhạc sĩ Phạm Duy Nhượng (1919-67) là ai Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết nhạc sĩ Phạm Duy Nhượng (1919-67) là ai rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!
Các Hình Ảnh Về nhạc sĩ Phạm Duy Nhượng (1919-67) là ai
Các hình ảnh về nhạc sĩ Phạm Duy Nhượng (1919-67) là ai đang được chúng mình Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư [email protected] Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé
Tham khảo thông tin về nhạc sĩ Phạm Duy Nhượng (1919-67) là ai tại WikiPedia
Bạn có thể tra cứu thêm thông tin về nhạc sĩ Phạm Duy Nhượng (1919-67) là ai từ trang Wikipedia tiếng Việt.◄ Tham Gia Cộng Đồng Tại
💝 Nguồn Tin tại: Moviee.vn
💝 Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : https://moviee.vn/giai-tri/